Diễn biến dịch bệnh COVID -19 ở Hải Dương vẫn còn rất phức tạp

Thứ sáu, 19/02/2021 14:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cục Y tế dự phòng so sánh: Trong 2 tuần đầu tiên thì số ca mắc tại Đà Nẵng đã có xu hướng giảm trong khi Hải Dương vẫn chưa rõ xu hướng và đồng thời đã xuất hiện các ổ dịch trong cộng đồng.

Cục Y tế dự phòng đã có báo cáo mới nhất về công tác phóng chống dịch COVID -19 tại Hội nghị Giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID -19 sáng ngày 19/2.

Theo báo cáo, tính đến 18/2/2021, thế giới ghi nhận trên 110 triệu trường hợp mắc và 2,4 triệu người tử vong do COVID -19 tại 221 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trong vòng 1 tháng qua, số ca mắc mới đã giảm 44,5 %, mức giảm lớn nhất và kéo dài nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Tuy nhiên, số ca mắc mỗi ngày vẫn ở mức rất cao (khoảng 400 nghìn người mắc/ngày).

Theo Cục Y tế dự phòng thì dịch bệnh tại Hải Dương vẫn còn rất phức tạp (ảnh TL).

Theo Cục Y tế dự phòng thì dịch bệnh tại Hải Dương vẫn còn rất phức tạp (ảnh TL).

Việt Nam đứng thứ 172 trên thế giới, thứ 41 Châu Á và thứ 7 Đông Nam Á về số ca mắc COVID-19.

Thế giới vẫn tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới. Trong đó, bước đầu đã có bằng chứng về đột biến (E484K) có liên quan đến việc tăng khả năng lây truyền và giảm đáp ứng miễn dịch của người mắc.

Từ ngày 25/1/2021 đến 18h00 ngày 18/2/2021 tại Việt Nam đã ghi nhận 755 trường hợp mắc trong nước tại 13 tỉnh. Đến nay có 8 tỉnh, thành phố nhiều ngày qua không nghi nhận ca mắc mới, gồm: Hải Phòng 20 ngày, Hòa Bình 17 ngày, Hà Giang  13 ngày, Điện Biên13 ngày, Bình Dương 12 ngày và Hưng Yên 9 ngày, Bắc Giang 8 ngày, Bắc Ninh và Gia Lai 7 ngày.

Trong đợt dịch từ ngày 25/1/2021 đến nay, Việt Nam ghi nhận các biến chủng gồm, B.1.1.7 Anh (tại Hải Dương và A.23.1 xuất hiện tại Rwanda, châu Phi tại Hồ Chí Minh. Trong đó biến chủng Anh B.1.1.7 được xác định có khả năng lây lan nhanh.

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng gồm: D614G từ Châu Âu (dịch tại Đà Nẵng);  B.1.1.7 từ Anh đang gây dịch tại Hải Dương; B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (BN1422), nhập cảnh sân bay Nội Bài từ Nam Phi ngày 19/12/2020 và biến chủng A.23.1 từ Rwanda, châu Phi tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Hồ Chí Minh.

Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, chỉ tính riêng trong 7 ngày nghỉ Tết vừa qua (từ ngày 10/2/2021 đến ngày 16/2/2021) đã ghi nhận 204 trường hợp mắc trong nước tại 7 tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương 174 ca, chiếm 87.9%; Hà Nội 8 ca, chiếm 4%; Hồ Chí Minh 8 ca, chiếm 4%;

Quảng Ninh 7 ca, chiếm 3.5%; Gia Lai 5 ca, chiếm 2.5%;  Bắc Ninh và Bắc Giang chỉ ghi nhận 1 ca.

Ghi nhận ca bệnh đầu tiên ngày 25/1/2021 thì đến nay đã có 575 trường hợp mắc tại tất cả 12/12 huyện, thành phố. Mỗi ngày ghi nhận trung bình 24 ca bệnh. Ngày nhiều nhất ghi nhận 45 ca bệnh.

Có 5 ổ dịch lớn gồm thành phố Chí Linh, huyện Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn, huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương. Hiện đã ghi nhận các ca bệnh ngoài tại cộng đồng.

Trong 3 ngày gần đây ghi nhận 74 trường hợp mắc, các ca bệnh chủ yếu được ghi nhận tại các khu vực cách ly.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, một số đặc điểm của ổ dịch tại Hải Dương và Đà Nẵng, số ca mắc tại Hải Dương 575 trường hợp đã vượt xa so với tổng số ca mắc tại Đà Nẵng 389 trường hợp.

Số ca mắc trung bình trong 20 ngày đầu tiên của Hải Dương (20 ca/ngày) cao hơn so với Đà Nẵng (15 ca/ ngày).

Dịch bệnh tại Hải Dương xảy ra tại những cụm công nghiệp có số lượng công nhân rất lớn.

Trong 2 tuần đầu tiên, số ca mắc tại Đà Nẵng đã có xu hướng giảm trong khi Hải Dương vẫn chưa rõ xu hướng và đồng thời đã  xuất hiện các ổ dịch trong cộng đồng. Số lượng còn lại phải cách ly tập trung rất lớn.

Biến chủng vi rút tại Hải Dương (Biến thể Anh B.1.1.7) có khả năng lây lan nhanh hơn vi rút gây dịch tại Đà Nẵng (biến thể châu Âu D614G).

Các ổ dịch lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh cơ bản đã được kiểm soát. Các ổ dịch khác (Hải Phòng, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang và Gia Lai) không ghi nhận ca mắc trong vòng từ 7-20 ngày qua.

Do đó, Cục Y tế dự phòng dự báo, tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp, có khả năng vẫn tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc trong thời gian tới.

Thời gian sau kỳ nghỉ Tết người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc, nguy cơ phát hiện các trường hợp bệnh mới trong cộng đồng vẫn luôn thường trực, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Hiện đã ghi nhận các trường hợp dương tính chưa rõ nguồn lây.

Trinh Phúc

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe