Diễn biến “lạ” của cặp đôi KDF – KDC trước ngày sáp nhập trở lại

Thứ ba, 26/05/2020 18:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều nhà đầu tư đang đặt ra câu hỏi tại sao cặp đôi KDF – KDC trước ngày sáp nhập trở tăng mạnh và bất ngờ trước thông tin Kido Foods sẽ sáp nhập vào Tập đoàn Kido...

Kido Foods “vỡ kế hoạch” vì không hút được nhà đầu tư!

Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, ngày 9/6 tới, Hội đồng quản trị Công ty Thực phẩm Đông lạnh Kido - Kido Foods (UPCoM: KDF) sẽ trình phương án sáp nhập vào Tập đoàn Kido (HoSE: KDC).

Ông Trần Lệ Nguyên phát biểu trong buổi lễ Giới thiệu cơ hội đầu tư vào Kido Foods hồi KDF mới chào sàn.

Ông Trần Lệ Nguyên phát biểu trong buổi lễ Giới thiệu cơ hội đầu tư vào Kido Foods hồi KDF mới chào sàn.

Theo Ban lãnh đạo Kido Foods sở dĩ Hội đồng quản trị tính đến phương án sáp nhập trở lại là vì kể từ khi đưa cổ phiếu lên giao dịch tại thị trường UPCoM đến nay đã gần 3 năm nhưng cổ phiếu KDF chưa được như kỳ vọng. 

Mặc dù giai đoạn 2017-2019, Kido Foods vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu ngành kem với thị phần tăng từ 38,1% (2016) lên 41,4% (2019) nhưng kết quả hoạt động kinh doanh có nhiều biến động mạnh.

Trong đó, năm 2018, ngành hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn với tốc độ tăng trưởng thấp chỉ 1,9%. Thậm chí là tăng trưởng âm trong nửa đầu năm 2018. Do đó, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 27 tỷ đồng khiến KDF “vỡ kế hoạch”.

Đến năm 2020, do dịch bệnh Covid19 bùng phát với diễn biến khó lường từ đầu năm đến đã tác động đến hành vi và thói quen tiêu dùng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Trước bối cảnh này, Hội đồng quản trị xác định việc sáp nhập KDF về Tập đoàn Kido là hoàn toàn cần thiết và thuận lợi. Bởi với tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Kido tại công ty là 65%, cơ cấu cổ đông độc lập sẽ giúp công ty con này tận dụng triệt để các lợi thế về tài chính, quản trị và chiến lược của tập đoàn.

Theo phương án sáp nhập, Tập đoàn mẹ Kido sẽ phát hành thêm 23 triệu cổ phần để hoán đổi hơn 17,76 triệu cổ phần phổ thông của Kido Foods, tương ứng 32,79% tổng số cổ phần đang lưu hành của KDF cho cổ đông đang năm giữ cổ phần này (ngoại trừ cổ đông là chính KDC) tỷ lệ hoán đổi 1:1,3 (1 cổ phiếu KDF đổi lấy được 1,3 cổ phiếu KDC).

Sau khi thực hiện hoán đổi, KDF sẽ thuộc sở hữu của Tập đoàn Kido, 56 triệu cổ phiếu KDF sẽ bị hủy niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và hủy đăng ký trên trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD).

Thông qua việc sáp nhập lần này, Ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ tạo ra những giá trị mang tính cộng hưởng, mang lại lợi ích cho cổ đông cũng như nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

Diễn biến “lạ” của bộ đôi KDF – KDC trước ngày sáp nhập trở lại

Kido Foods sản xuất và kinh doanh 3 nhóm sản phẩm chủ lực gồm kem, sữa chua và các sản phẩm bánh bao cấp lạnh, thực phẩm đông lạnh. Riêng với sữa chua, tỷ trọng đóng góp trong tổng doanh thu so với 2 sản phẩm chính còn lại liên tục sụt giảm.

Năm 2016, sữa chua chiếm 15,9% trong tổng doanh thu Kido Foods rồi giảm xuống 3,9% năm 2017, 2,4% năm 2018 và chỉ còn 1,6% năm 2019.

Tổng giám đốc Kido Foods Trần Lệ Nguyên cho biết, trước bối cảnh ngành sữa chua tiếp tục bị cạnh tranh bởi nhiều tên tuổi lớn. Nhằm gia tăng thị phần, họ đã sử dụng các chiến lược khuyến mãi nhiều đến mức bào mòn đáng kể lợi nhuận của các nhà sản xuất trong ngành.

Trước bối cảnh đó, Kido Foods tiếp tục quyết định nằm ngoài cuộc chiến giá cả để bảo tồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh kem của mình. Quyết định này đã dẫn đến sự sụt giảm thị phần sữa chua nhưng chính chiến lược này đã giúp công ty duy trì lợi nhuận tổng thể.

Nhờ đó, năm 2019, Kido Foods ghi nhận doanh thu thuần 1,383 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế đạt 185 tỷ đồng, tăng 420%.

Hiện Tập đoàn Kido sở hữu và chi phối các công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu như KDF, Vocarimex, Tường An, Kido Nhà Bè...

Sản phẩm chính Kido Food đang dẫn đầu là ngành kem với hơn 41% thị phần (theo Euromonitor 2019). Hiện công ty có 2 nhãn hàng kem chính là Merino và Celano.

Theo đó, sau khi sáp nhập thêm KDF, chiến lược phát triển của Tập đoàn Kido cũng sẽ không có nhiều biến động. Doanh thu hợp nhất năm 2020 dự kiến 8.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 253 tỷ đồng.

Sang năm 2021, Tập đoàn Kido đặt mục tiêu tăng trưởng lên 10.800 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 607 tỷ đồng.

Quay trở lại với Kido Foods, năm 2020, Hội đồng quản trị KDF trình cổ đông mục tiêu doanh thu thuần 1.366 tỷ đồng, giảm nhẹ so năm trước; lợi nhuận trước thuế 195 tỷ đồng, tăng 5,4%. Chia cổ tức năm 2019 tỷ lệ 14% bằng tiền mặt, ứng giá trị 78,4 tỷ đồng. Đơn vị đã tạm ứng toàn bộ vào tháng 8/2019.

Căn cứ kế hoạch và phương án sáp nhập Kido Foods về lại Tập đoàn Kido, Hội đồng quản trị trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức đặc biệt năm 2020 là 30% mệnh giá cổ phần, tương đương 3.000 đồng/cổ phiếu.

Thực tế, trên thị trường chứng khoán cổ phiếu KDF vốn được xếp hàng đầu trong ngành thực phẩm đông lạnh có thanh khoản khá thấp, bình quân chỉ hơn dưới 20.000 đơn vị mỗi phiên nên chưa thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư.

Từ khi niêm yết vào cuối quý III/2020, KDF có 7 tháng đi ngang quanh vùng giá 53.000 đồng/cổ phiếu trước khi có đợt sụt giảm mạnh về vùng đáy 16.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối năm 2018, đầu năm 2019.

Từ đầu tháng 4/2020 trở lại đây, KDF có gây chú ý nhà đầu tư khi tăng hơn 36% từ vùng giá 24.000 đồng/cổ phiếu nhưng thanh khoản vẫn ở mức thấp, chỉ dưới 30.000 đơn vị/phiên. Trong khi cùng thời gian đó, KDC đã tăng hơn 100% từ vùng giá 14.000 đồng/cổ phiếu.

Trước diễn biến “lạ” này, nhiều nhà đầu tư đang đặt ra câu hỏi tại sao cặp đôi cổ phiếu này lại tăng mạnh và bất ngờ như vậy? Liệu có phải do giá cổ phiếu KDC về dưới giá trị thực quá nhiều hay do hiệu ứng từ việc Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Lệ Nguyên, đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu?

Còn đối với cổ phiếu KDF, liệu có phải do thông tin sáp nhập trở lại Tập đoàn Kido hay do KDF có thanh khoản thấp cũng như cổ đông lớn nắm lượng lớn cổ phiếu nên thị giá cổ phiếu KDF không quá phụ thuộc vào yếu tố cung cầu trên thị trường?

Ngọc An

Tin khác

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp