Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện

Thứ năm, 09/05/2024 07:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thường trực Chính phủ yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa chính sách phải khuyến khích đầu tư cho loại hình sản xuất nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Quy định việc tích điện cụ thể để nguồn tự sản, tự tiêu nhưng sử dụng không hết được bán thế nào? giá bán trên nguyên tắc nào? nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện…

Theo thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ số 205/TB-VPCP về tình hình xây dựng, trình ban hành và nội dung chính của Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA); cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG, Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương, các bộ liên quan phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ, đúng yêu cầu của Thường trực Chính phủ.

Trong đó lưu ý: Đối với Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn: trong quá trình xây dựng nghị định cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác; đánh giá tác động đến các chủ thể, nhất là EVN. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ trước ngày 15/5/2024.

dien mat troi mai nha tu san tu tieu nen khuyen khich ban nhung co dieu kien hinh 1

Nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa chính sách phải khuyến khích đầu tư cho loại hình sản xuất nguồn điện mặt trời mái nhà. Ảnh minh hoạ

Đối với tiến độ xây dựng 02 Nghị định: Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG. Đây là 02 cơ chế, chính sách quan trọng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân chủ động một phần nguồn điện, sản xuất, phát triển xanh, góp phần giảm áp lực về nhu cầu cung ứng điện lên hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm cung ứng điện trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, để 02 Nghị định nêu trên đi vào cuộc sống, khuyến khích được người dân sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẵn có, Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương bổ sung, làm rõ các nội dung chính sách, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu khuyến khích một cách thực chất, khả thi trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Đồng thời, rà soát kỹ lưỡng để đảm bảo việc đề xuất chính sách không được sơ hở dẫn đến việc lợi dụng chính sách.

Cụ thể, đối với Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Đề nghị làm rõ nội hàm "tự sản, tự tiêu"; quy định rõ trách nhiệm của các Bộ (Xây dựng, Công an, Công Thương…) trong việc quy định các thủ tục về phòng cháy chữa cháy, xây dựng, điều kiện kỹ thuật… để có thể thực hiện ngay khi Nghị định được ban hành, không phải chờ Thông tư hướng dẫn.

Cùn với đó, nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa chính sách phải khuyến khích đầu tư cho loại hình sản xuất nguồn điện này. Quy định việc tích điện cụ thể để nguồn tự sản, tự tiêu nhưng sử dụng không hết được bán thế nào? giá bán trên nguyên tắc nào? nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện…

Đối với Nghị định quy định cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG: Cần xác định rõ vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong đầu tư xây dựng và cung cấp hạ tầng dùng chung cho sản xuất, nhập khẩu, lưu trữ, phân phối khí và tác động của các chính sách nhất là với giá và sản lượng…

Trên cơ sở đó, Thường trực Chính phủ giao Bộ Công Thương hoàn thiện 02 Nghị định trình Chính phủ trong tháng 5 năm 2024.

Thường trực Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thay mặt Thường trực Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

TP HCM có 2 tân Phó Chủ tịch UBND

TP HCM có 2 tân Phó Chủ tịch UBND

(CLO) HĐND TP HCM đã thực hiện miễn nhiệm 2 Phó Chủ tịch UBND TP HCM và bầu ra nhân sự mới đảm nhiệm vị trí này nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin tức
Quốc hội sẽ điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương

Quốc hội sẽ điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương

(CLO) Căn cứ vào đề xuất của Chính phủ, Quốc hội sẽ tính toán điều chỉnh trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) để làm sao đảm bảo được quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương.

Tin tức
Chương trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm với chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

Chương trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm với chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

(CLO) Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, hiện nay, cơ quan có thẩm quyền chưa giới thiệu nhân sự mới nên chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm với chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.

Tin tức
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật

(CLO) Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV được tiến hành theo 2 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024. Về công tác lập pháp, dư kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết.

Tin tức
Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh: Kỳ tích của dân tộc

Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh: Kỳ tích của dân tộc

(CLO) Với tổng chiều dài toàn tuyến lên tới 20.000km, xuyên Bắc-Nam và ba nước Đông Dương, vươn tới tất cả các chiến trường, 5 trục dọc, 21 trục ngang như một trận đồ phủ kín dãy Trường Sơn, cả sườn Đông lẫn sườn Tây, giúp vận chuyển hơn 1 triệu tấn hàng, vũ khí vào các chiến trường miền Nam trong mưa bom bão đạn..., Đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta là con đường huyền thoại, là kỳ tích thể hiện sự sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tin tức