Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm chủ động ứng phó sự thiếu hụt lao động trong tương lai

Thứ năm, 23/05/2019 15:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho rằng, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước hiện nay đều đặt ra việc nghỉ hưu theo hướng tăng dần.

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề xuất hai phương án tăng dần tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện làm việc bình thường từ năm 2021. Lộ trình này sẽ thực hiện dần dần, cho tới lúc nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Có hai phương án để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Phương án 1: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi ba tháng đối với nam và đủ 55 tuổi bốn tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm ba tháng đối với nam và bốn tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi bốn tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm bốn tháng đối với nam và sáu tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp (Ảnh: BHXH)

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp (Ảnh: BHXH)

Dự thảo Bộ luật cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá năm tuổi đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt. NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt có quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá năm tuổi.

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước hiện nay đều đặt ra việc nghỉ hưu theo hướng tăng dần. Bởi lẽ, thế giới bước vào quá trình già hóa dân số và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm chủ động ứng phó sự thiếu hụt lao động trong tương lai.

15 năm năm trước, những năm 2004 - 2009, mỗi năm lực lượng lao động Việt Nam tăng 1,2 triệu người. Năm năm gần đây, từ 2014-2019, mỗi năm tăng chỉ 400 nghìn người, tức là chỉ tăng bằng 1/3 so với 15 năm trước. Vì thế, nếu không mở rộng tuổi nghỉ hưu, chắc phải đối mặt thiếu hụt lao động trong tương lai. Kinh nghiệm các nước là phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải tiến hành sớm trước khi bước sang giai đoạn già hóa dân số. Ở Việt Nam chúng ta đang ở giai đoạn dân số vàng nhưng sắp hết thời kỳ dân số vàng và nhanh chóng chuyển sang già hóa dân số.

Cùng với đó, việc điều chỉnh tuổi hưu để bảo đảm bình đẳng giới. Theo Công ước CEDAW về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ là khuyến nghị tuổi nghỉ hưu nam và nữ thu hẹp lại tiến tới bằng nhau. Tuổi nghỉ hưu hiện nay quy định nữ là 55 và nam là 60, chênh lệch 5 tuổi. Lần đề nghị này sẽ thu hẹp khoảng cách còn hai tuổi và tiến tới sẽ san bằng khoảng cách này.

Nếu tuổi nghỉ hưu của nam và nữ chênh lệch quá lớn, có lẽ sẽ hạn chế cơ hội làm việc và thăng tiến của phụ nữ. Theo Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, hiện nay phụ nữ 46 tuổi là đang còn quy hoạch và thời gian làm việc ngắn lại trong khi đó nữ hưu được tính vào hai yếu tố thời gian tham BHXH và tiền lương đóng BHXH. Nghỉ hưu sớm hơn thì tiền lương tham gia BHXH thấp hơn, nếu nghỉ hưu sớm hơn thì thời gian tham gia BHXH ngắn hơn. Vì vậy, cuộc sống khi về già của phụ nữ khó khăn hơn nam giới.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp thông tin, nhiều người lo ngại tuổi thọ khỏe mạnh không cao nhưng nó chưa hẳn đã đúng khi nhìn vào số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số năm khỏe mạnh trung bình là 17 năm sau tuổi 60, cao nhất Singapore là 21 và Nhật 20,8; Việt Nam xếp 41 trong tổng số 183 nước. Ngay tại 46 nước châu Á, Việt Nam chỉ đứng thứ năm sau Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel. Việc điều chỉnh phụ nữ tăng thêm 5 tuổi và nam thêm 2 tuổi có thể khả thi khi nhìn vào số năm sống khỏe mạnh sau tuổi 60.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngoại lệ và nhiều người đặt câu hỏi khi có những người lao động khó có thể làm việc đến tuổi 60 và 62. Con số trung bình 17 năm sống khỏe mạnh sau tuổi 60 là tương đối, còn nhiều đối tượng đặc thù. Vì thế, trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ đề xuất nâng dần tuổi nghỉ hưu, và đề xuất này để thể chế hóa Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH của Trung ương.

Đồng chí Doãn Mậu Diệp cũng nêu rõ quan điểm việc điều chỉnh cần được tiến hành theo lộ trình. Thứ nhất, việc điều chỉnh là nhằm tránh gây sốc cho thị trường lao động. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất theo lộ trình, mỗi năm chỉ tăng ba tháng tuổi, như vậy “dòng chảy” của thị trường lao động sẽ chậm lại đôi chút, chứ không gây “tắc nghẽn”. Ngoài ra, việc điều chỉnh theo lộ trình sẽ tạo tâm lý tốt hơn cho tâm lý xã hội, đối với người lao động, cũng như người sử dụng lao động.

Chính vì vậy, theo lộ trình được đề xuất, đến năm 2036 có người phụ nữ đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 60 và năm 2021, có người phụ nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 55, 3 tháng; nam giới năm 2029 có người đàn ông đầu tiên về hưu ở độ tuổi 62. Như vậy, nói về đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 5 năm, thực ra nam chỉ thêm 2 năm, thời gian nâng tuổi nghỉ hưu này cũng dài chứ không phải ngay lập tức bắt đầu từ năm 2021.

T.Hà

Tags:

Tin khác

Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

(CLO) Viettel Telecom vừa được trao giải thưởng Real IT Award 2024 tại Vương Quốc Anh cho 2 sản phẩm là CCAI và RAS.

Tài chính - Bảo hiểm
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp 'ngồi trên đống lửa'

Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp "ngồi trên đống lửa"

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính giảm loại thuế này.

Tài chính - Bảo hiểm
Càng Sài Gòn (SGP) tăng lãi Quý 1 nhờ công ty liên kết và hoạt động tài chính

Càng Sài Gòn (SGP) tăng lãi Quý 1 nhờ công ty liên kết và hoạt động tài chính

(CLO) Nhờ doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận từ công ty liên kết, CTCP Cảng Sài Gòn (SGP) báo lãi Quý 1/2024 tăng trưởng mạnh.

Tài chính - Bảo hiểm