Điều gì đang đe dọa tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26?

Thứ ba, 19/10/2021 19:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 của Liên hợp quốc tại Glasgow tới đây sẽ buộc các nhà lãnh đạo thế giới ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch, ổn định nhiệt độ toàn cầu và đóng góp tài chính để ứng phó với thời tiết ngày càng khắc nghiệt.

Mục tiêu nào cho COP26?

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ gặp nhau tại Glasgow, Scotland vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 tới để tiến hành Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26. Mục tiêu cuối cùng của hội nghị là nhằm giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C trong thế kỷ này.

dieu gi dang de doa tai hoi nghi thuong dinh khi hau cop26 hinh 1

Các nhà hoạt động môi trường đã chỉ trích các nhà lãnh đạo thế giới vì đã không cắt giảm lượng khí thải - Ảnh: DW

Hội nghị thượng đỉnh hàng năm do Liên hợp quốc chủ trì này từng bị trì hoãn vào năm ngoái vì bởi đại dịch Covid-19. Đây sẽ là nơi để các nhà ngoại giao đàm phán các hiệp ước nhằm làm chậm những sự thay đổi bất lợi đối với khí hậu.

Vào năm 2015, các bên đã ký kết Thỏa thuận Paris, một mục tiêu không ràng buộc để giữ cho nhiệt độ ấm lên dưới 2 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp và lý tưởng là 1,5 độ C. Tuy nhiên, sau đó tất cả vẫn tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng với tốc độ như trước.

Giờ đây, khi mà các những tác động của biến đổi khí hậu đã có thể nhìn thấy rõ ràng ở các nước giàu cũng như các nước nghèo, thì hội nghị thưởng đỉnh tới đây được kỳ vọng sẽ có ý nghĩa nhất kể từ cam kết tại Paris.

“Đưa than đá về lịch sử”?

Theo Thỏa thuận Paris, các nhà lãnh đạo thế giới được lựa chọn mức độ cắt giảm khí thải ở quốc gia của mình. Họ đồng ý gia tăng kế hoạch hành động và thực hiện việc này 5 năm một lần.

Nhưng chỉ vài tuần trước hội nghị COP26, các quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Ả Rập Xê Út đã thất bại trong việc đệ trình các kế hoạch cắt giảm mới.

Một báo cáo hồi tháng 9 của Cơ quan Thay đổi Khí hậu Liên hợp quốc, cơ quan tổ chức các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu, cho hay các kế hoạch cắt giảm chỉ chiếm khoảng một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Vương quốc Anh, nước đồng tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Ý, đã gây áp lực buộc các nước phải đệ trình các kế hoạch mới và đang thúc đẩy các thỏa thuận cụ thể để đạt được các mục tiêu. Thủ tướng Boris Johnson đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra những cam kết mạnh mẽ về “than đá, ô tô, tiền mặt và cây cối”.

Vương quốc Anh còn đang thúc đẩy một hiệp ước “đưa than về lịch sử”, đồng thời xuất thời hạn ngừng bán ô tô động cơ đốt trong vào năm 2040. Họ cũng kêu gọi các nước đầu tư nhiều tiền hơn để ngăn chặn nạn phá rừng.

dieu gi dang de doa tai hoi nghi thuong dinh khi hau cop26 hinh 2

Các nước giàu đang quá chậm trong việc chuyển sang năng lượng sạch cho việc đáp ứng các mục tiêu khí hậu - Ảnh: DW

Ai sẽ trả tiền?

Một câu hỏi “đầu tiên” tại hội nghị COP26 tới đây là sẽ có bao nhiêu tiền mà các quốc gia giàu có, vốn chịu trách nhiệm cao nhất về việc làm ô nhiễm không khí, sẽ gửi đến những người nghèo - những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.

Vào năm 2009, các quốc gia giàu từng đã đồng ý trả 100 tỷ USD mỗi năm cho tài chính khí hậu và thực hiện điều này cho đến năm 2020. Nhưng đến năm 2019, họ không đạt được mục tiêu, khi chỉ đóng góp được khoảng 79,6 tỷ USD mỗi năm. Trong 10 năm qua, nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng lên rất nhiều, khiến thập kỷ vừa rồi có nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận.

Jennifer Tollman, một chuyên gia tại tổ chức tư vấn khí hậu châu Âu E3G cho biết: “Bất kỳ cuộc đàm phán quốc tế nào đều được xây dựng trên nền tảng của sự tin tưởng. Việc đóng góp dưới mức 100 tỷ USD này rõ ràng đang khiến nền tảng đó sụp đổ ở một mức độ nhất định.”

dieu gi dang de doa tai hoi nghi thuong dinh khi hau cop26 hinh 3

Chi phí cho việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu đang rất lớn do nhiệt độ toàn cầu tăng lên - Ảnh: DW

Niềm tin sẽ được củng cố?

Các quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu đang kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn, được tài trợ nhiều hơn để để đối phó với các hậu quả mà nó gây ra.

Ngoài ra, cũng có những chi tiết của Thỏa thuận Paris cần được hoàn thiện trước khi nó có hiệu lực chính thức. Điều này bao gồm các nguyên tắc về thị trường carbon, tức cách các quốc gia “bán” khí thải qua biên giới và rồi lại lấy tiền đó đầu tư vào các dự án giảm ô nhiễm.

Các cuộc hội đàm chính trong hội nghị thượng đỉnh COP26 sẽ diễn ra trong hai tuần từ 31/10 đến 12/11. Tại đây, các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới sẽ cùng quy tụ lại để tìm ra phương án giải quyết.

Ở hội nghị COP gần nhất, ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha vào năm 2019, các cuộc đàm phán đã không đạt được các thỏa hiệp trong việc nâng cao mục tiêu giảm thải và không đạt được thỏa thuận về thị trường carbon, bởi thiếu niềm tin lẫn nhau.

Nhưng theo Shikha Bhasin, nhà phân tích cấp cao tại Hội đồng Năng lượng, Môi trường và Nước (CEEW) tại Ấn Độ, COP26 có thể sẽ là “cơ hội để kết nối sự lại sự tin tưởng giữa các quốc gia”.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Mỹ, Anh kêu gọi Hamas chấp nhận đề xuất ngừng bắn của Israel

Mỹ, Anh kêu gọi Hamas chấp nhận đề xuất ngừng bắn của Israel

(CLO Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Hai kêu gọi Hamas nhanh chóng chấp nhận đề xuất của Israel về một lệnh ngừng bắn ở Gaza và thả các con tin do nhóm phiến quân người Palestine này bắt giữ.

Thế giới 24h
Mỹ cáo buộc 5 đơn vị quân đội Israel vi phạm nhân quyền

Mỹ cáo buộc 5 đơn vị quân đội Israel vi phạm nhân quyền

(CLO) Mỹ đã phát hiện 5 đơn vị thuộc lực lượng an ninh Israel chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm nhân quyền, theo Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào thứ Hai (29/4). Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa ra cáo buộc như vậy về quân đội Israel.

Thế giới 24h
Tổng thư ký NATO đến thăm Ukraine, ông Zelenskyy kêu gọi cung cấp vũ khí nhanh hơn

Tổng thư ký NATO đến thăm Ukraine, ông Zelenskyy kêu gọi cung cấp vũ khí nhanh hơn

(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Hai (29/4) phát biểu trong cuộc họp báo chung ở Kiev cùng với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg rằng tình hình trên chiến trường phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ cung cấp đạn dược cho Ukraine.

Thế giới 24h
Áo kêu gọi nhanh chóng kiểm soát 'robot sát thủ' AI

Áo kêu gọi nhanh chóng kiểm soát 'robot sát thủ' AI

(CLO) Hôm thứ Hai (29/4), Áo kêu gọi những nỗ lực mới nhằm điều chỉnh việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các hệ thống vũ khí có thể tạo ra cái gọi là 'robot sát thủ'.

Thế giới 24h
Thêm Bangladesh phải đóng cửa trường học do nắng nóng nghiêm trọng

Thêm Bangladesh phải đóng cửa trường học do nắng nóng nghiêm trọng

(CLO) Bangladesh một lần nữa phải đóng cửa tất cả các trường tiểu học trên cả nước và các cơ sở giáo dục khác trong đợt nắng nóng nghiêm trọng đang tấn công khắp các khu vực Nam Á và Đông Á.

Thế giới 24h