Điều hành chính sách tiền tệ: Xử lý nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau

Thứ tư, 10/05/2023 11:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Áp lực cho điều hành chính sách tiền tệ là rất lớn khi mà cùng một lúc phải xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau.

Xu hướng thắt chặt tiền tệ là không tránh khỏi

Ngày 10/5, Ngân hàng Nhà nước và Thời báo kinh tế Sài Gòn đã tổ chức Diễn đàn toàn cảnh Ngân hàng 2023.

Tại Diễn đàn Toàn cảnh Ngân hàng năm nay, các diễn giả đã tập trung phân tích, làm rõ bức tranh về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bài học rút ra trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 cũng như nhận diện khó khăn, áp lực phải đối mặt trong năm 2023, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm nắm bắt cơ hội, khắc phục những khó khăn, thách thức, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Tại Diễn đàn toàn cảnh Ngân hàng 2023, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhấn mạnh: Bối cảnh vĩ mô năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 biến động nhanh và mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, vượt khỏi mọi dự đoán trước đó.

dieu hanh chinh sach tien te xu ly nhieu muc tieu mau thuan nhau hinh 1

Xu hướng thắt chặt tiền tệ là không tránh khỏi. Ảnh minh họa

Từ suy thoái sâu trong đại dịch COVID-19, kinh tế toàn cầu nhanh chóng chuyển trạng thái thành lạm phát cao kỷ lục, lên mức trên 8% tại Mỹ và trên 10% tại châu Âu, hơn 80 quốc gia lạm phát từ 2 con số trở lên trong năm 2022. Lạm phát tăng cao nên xu hướng thắt chặt tiền tệ là không tránh khỏi.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất với tần suất và mức độ nhanh nhất trong lịch sử, tăng 5% chỉ trong 14 tháng. Thị trường quốc tế biến động mạnh, từ tiền tệ với đồng USD có thời điểm tăng giá lên mức kỷ lục trong 20 năm, đến cổ phiếu, trái phiếu, và lưu chuyển dòng vốn toàn cầu.

Xu hướng tăng lãi suất, bán can thiệp ngoại tệ diễn ra tại nhiều nước mới nổi và đang phát triển nhằm bảo vệ đồng nội tệ trước áp lực mất giá quá mạnh, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Những tháng đầu năm 2023, nhiều quốc gia đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế kèm lạm phát cao, thương mại toàn cầu giảm, khủng hoảng tại một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu tiếp tục đặt ra thách thức cho điều hành chính sách tiền tệ trên toàn thế giới.

Xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà đánh giá trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, là một nền kinh tế nhỏ có độ mở rất lớn như Việt Nam, nội tại còn nhiều khó khăn thách thức, công tác điều hành chính sách tiền tệ, nhất là điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng gặp rất nhiều khó khăn để xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau.

Nhà quản lý phải “cân não” làm sao để vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch mà vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả, lạm phát toàn cầu tăng cao; vừa giảm áp lực mất giá mạnh của đồng Việt Nam mà vẫn phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất; vừa đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.

Theo Phó Thống đốc, nhiệm vụ đặt ra vô cùng thách thức nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành ngân hàng đã chủ động, linh hoạt, thích ứng nhanh với tình hình trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để chung tay, góp sức, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, người dân khắc phục các khó khăn, đạt được các mục tiêu vĩ mô đặt ra.

dieu hanh chinh sach tien te xu ly nhieu muc tieu mau thuan nhau hinh 2

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà, áp lực cho điều hành chính sách tiền tệ là rất lớn khi mà cùng một lúc phải xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau. Ảnh: Hoàng Tú

Kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi tích cực, tăng trưởng cao 8,02% và lạm phát được kiểm soát ở mức 3,15%, doanh nghiệp và người dân tiếp tục tin tưởng vào giá trị đồng Việt Nam, mặt bằng lãi suất sau khi tăng trong năm 2022 do áp lực trong và ngoài nước đã có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ năm nay đa mục tiêu hơn

Tại Diễn đàn, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia đã chỉ ra nhiều điều mà việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng đã đạt được trong năm 2022. Nổi bật nhất là ổn định tỷ giá.

“Năm ngoái, tỷ giá biến động hơn 3%. Tôi thấy đó là mức chấp nhận được”, ông Lực bình luận.

Nhờ ổn định được tỷ giá nên Việt Nam có dư địa giảm lãi suất. Ông Lực đánh giá Mỹ có thể sẽ tạm dừng tăng lãi suất, còn tại châu Âu, lãi suất có thể tăng tối đa thêm một lần nữa rồi giữ nguyên hoặc điều chỉnh giảm. Trong bối cảnh đó, theo ông Lực, Ngân hàng Nhà nước đã đi trước khi giảm lãi suất điều hành hai lần trong tháng 3. Thị trường kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ tiếp tục giảm về 4%. Đây là mức tương đối thấp.

Sau những kết quả đạt được, ông Lực bình luận Ngân hàng Nhà nước đã chuyển trạng thái chính sách tiền tệ thận trọng, chặt chẽ, thắt chặt sang hướng nới lỏng thận trọng (bao gồm giảm lãi suất, bám sát diễn biến thị trường).

Năm nay, ngành ngân hàng có thể tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tiếp tục cho phép cơ cấu lại nợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Đáng chú ý nhất, ông Lực nhấn mạnh chính sách tiền tệ năm nay đa mục tiêu hơn. Ngoài những nhiệm vụ thông thường, còn có thêm nhiệm vụ vô cùng quan trọng là ổn định hệ thống tài chính tiền tệ trong bối cảnh thế giới vô cùng bất ổn.

Bên cạnh đó, cần phối hợp với chính sách tài khóa. Ông Lực đánh giá chính sách tài khóa vẫn còn nhiều dư địa. Nền kinh tế cần thêm nhiều gói hỗ trợ cho doanh nghiệp như giãn hoãn thuế, giảm thuế phí,…

Bình Luận

Tin khác

Lỗ liền 5 quý kinh doanh, cổ phiếu Nhựa Đông Á (ADG) bị hạn chế giao dịch

Lỗ liền 5 quý kinh doanh, cổ phiếu Nhựa Đông Á (ADG) bị hạn chế giao dịch

(CLO) CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (Mã ADG) đã bước sang Quý thứ 5 liên tiếp kinh doanh thua lỗ. Cổ phiếu của công ty cũng vừa bị hạn chế giao dịch

Tài chính - Bảo hiểm
Bac A Bank ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Bac A Bank ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

(CLO) Chung mục tiêu kiện toàn hoạt động, tối ưu năng lực cạnh tranh để cùng đồng hành thịnh vượng, Ngân hàng TMCP Bắc Á dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất tri ân vô cùng hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình ưu đãi tín dụng "30 năm - Nâng tầm doanh nghiệp Việt”, sẵn sàng mang đến các giải pháp tài chính tối ưu, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn - đặc biệt trong các ngành nghề lĩnh vực phát triển bền vững.

Tài chính - Bảo hiểm
Nợ xấu ngân hàng tăng, chất lượng tài sản suy giảm

Nợ xấu ngân hàng tăng, chất lượng tài sản suy giảm

(CLO) Lợi nhuận sau thuế quý 1/2024 các ngân hàng niêm yết tăng 9,6% so với cùng kỳ trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp. Tuy nhiên, chất lượng tài sản có xu hướng suy giảm và nợ xấu tăng.

Tài chính - Bảo hiểm
TCBS tăng cường bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch

TCBS tăng cường bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch

(CLO) Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) tiếp tục tiên phong trong việc tạo thêm nhiều lớp bảo mật nâng cao nhằm đảm bảo an toàn giao dịch, bảo vệ tài sản và dữ liệu cá nhân của khách hàng trên nền tảng số.

Tài chính - Bảo hiểm
Trường Thành Group (TTA) chậm kế hoạch năm, lãnh đạo vừa bán 2 triệu cổ phiếu

Trường Thành Group (TTA) chậm kế hoạch năm, lãnh đạo vừa bán 2 triệu cổ phiếu

(CLO) Trường Thành Group (Mã TTA) đang đi chậm hơn so với kế hoạch lợi nhuận dự kiến trong Quý 1/2024. Lãnh đạo công ty vừa bán ra 2 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm