Nhà báo Hà Văn Đạo, Báo Sức khỏe Đời sống:

Điều nhân văn, cao đẹp luôn là sự thôi thúc mạnh mẽ...

Thứ bảy, 08/08/2020 08:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hà Văn Đạo, tác giả của những phóng sự lôi cuốn quan niệm rằng:“Cuộc sống dù có biến chuyển thì những điều cao đẹp, sự nhân văn cao cả luôn là nền tảng của sự vững bền, có sức mạnh giúp mỗi thân phận đi qua buồn vui và trách nhiệm của người cầm bút là phải làm sáng lên điều ấy”.

Nhà báo Hà Văn Đạo nhận Giải Đặc biệt cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng lần V”

Nhà báo Hà Văn Đạo nhận Giải Đặc biệt cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng lần V”

Phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với anh khi anh vừa ra Hà Nội nhận giải Đặc biệt cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng lần V” do Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức vừa được trao giải vào cuối tháng 7 vừa qua tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Viết trong nỗi sợ điều tử tế bị khuất lấp

+ Anh đã từng chia sẻ: “Để tâm trí theo thăng trầm của những vùng đất, tộc người, những giá trị cốt lõi của cuộc sống cần phải gìn giữ, trao truyền là động lực mạnh mẽ thôi thúc người cầm bút”. Hẳn đây cũng chính là lý do mà những tác phẩm của anh luôn được bạn đọc đón nhận?

- Phận chữ nhiều khi cũng như phận người vậy. Có lúc cuộc sống rơi vào những biến cố nhưng nghề viết lại như một liều “thần dược” tiếp thêm cho tôi có sức mạnh tiếp tục với đam mê. Nhà báo, Thầy thuốc nhân dân Trần Sĩ Tuấn, nguyên Tổng Biên tập Báo Sức khỏe Đời sống để lại câu nói như một triết lý thấm vào trí nghĩ của tôi là: “Cầm bút cũng như người đi tìm ngọc trong đá. Phải biết lặng lẽ đi tìm”.

Giữa mênh mông cuộc sống, cái xấu, cái bạo tàn, cái đểu giả ở một thời điểm chớp nhoáng có thể trỗi dậy, lóe lên, ồn ã lên nhưng đọng lại cuối cùng vẫn là những điều lấp lánh trong lặng lẽ. Bởi vậy, 12 năm theo nghề viết có đến 70 phần trăm dung lượng tác phẩm của tôi đều là đi tìm và miêu tả, phản ánh những điều đẹp đẽ còn khuất lấp, dẫu cuộc tìm kiếm ấy chẳng dễ dàng.

Điển hình như tác phẩm “Người bác sĩ chốn rừng sâu núi thẳm” giành Giải Nhất cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng lần IV”. Thay vì tóc bóng, áo đẹp ở phố phường, cả tháng trời tôi âm thầm đến các cơ sở y tế nơi núi thẳm tìm hiểu và đã thấy hình ảnh hàng trăm y, bác sĩ ngày đêm trăn trở vì người bệnh. Họ quên hẳn hạnh phúc riêng, nhất là trong những thời điểm dịch bệnh căng thẳng. Uống nước suối, ngủ rừng không còn là chuyện xa lạ.

Duyên cớ khiến tôi nghĩ nhiều hơn đến bác sĩ Võ Thanh Dũng (nhân vật trong tác phẩm đạt Giải Nhất) là khi nghe anh xe ôm, chị bán phế liệu, những người thợ phát rẫy bằng giọng điệu tự nhiên, hồn hậu, họ đều nói về cách chữa bệnh, cách chăm sóc bệnh nhân của bác sĩ Dũng rất chu đáo, tận tâm. Thế rồi, cứ ở buôn ăn rau cùng bác sĩ nhiều ngày để chuyện trò xoay quanh cuộc sống của những người dân ở vùng sâu Tây Nguyên, về những chiếc cáng tay bằng gỗ, những chiếc xe cày tự chế vừa phục vụ sản xuất trên nương rẫy vừa chở bệnh nhân. Rồi đến cả những chiếc đèn dầu đã tiếp thêm bao nhiêu nghị lực vươn lên của những đứa trẻ nơi sâu xa này. Những đèn dầu ấy cũng đã soi rọi cho hàng ngàn ca tiểu phẫu. Câu chuyện nào cũng có liên quan đến biến cố về sức khỏe con người.

Nhà báo Hà Văn Đạo (bên trái) tác nghiệp ở vùng sâu

Nhà báo Hà Văn Đạo (bên trái) tác nghiệp ở vùng sâu

+Thế còn nhân vật bác sĩ Nay Blum trong tác phẩm “Như cổ tích giữa đại ngàn” giành Giải Đặc biệt cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng lần V” vừa qua?

-Nói thật là phải gặp nhau gần chục lần, có khi trò chuyện cả buổi trong cơn mưa tầm tã tôi vẫn chưa dám viết vì sợ không lột tả hết những cơ cực, những cống hiến, những gian lao mà nhân vật đã dốc hết ra cho buôn làng, cho xã hội để cuộc sống tươi đẹp hơn. Lại có những chiều chạy xe máy nhiều lần đến lặng lẽ xem nhân vật làm việc rồi ra về. Bao người ái ngại, cười nhạo: Sao không đi “săn” dự án, ca tụng phòng khám phố thị…cho sướng nhưng trong lòng tôi chỉ có một sự thôi thúc duy nhất là “những viên ngọc trong đá như bác sĩ Blum liệu có bị che lấp”.

Cho đến ngày lăn lộn qua hàng chục buôn làng xong tôi mới quyết định viết tác phẩm. Viết trong nỗi sợ điều cao đẹp, một nhân văn điển hình trong xã hội bị khuất lấp. Viết xong, trong tôi như thấu hiểu thêm bài học rằng, chính tình yêu quê hương, đất nước được dưỡng nuôi từ những điều nhỏ nhất, ngọt ngào lẫn cay đắng. Niềm tin, hy sinh, bản lĩnh, tố chất cũng chắt lọc, hun đúc từ đó.

Chính thế nên, vợ chồng bác sĩ Nay Blum được ví như cánh chim không mỏi giữa đại ngàn mênh mông. Họ là hai “nhạc trưởng” giúp cộng đồng hiểu rõ và đồng lòng xóa bỏ hủ tục man rợ giết con chôn theo mẹ khi người sản phụ chẳng may tử vong. Sự kỳ thị cố hữu truyền đời là quyết liệt đẩy đuổi những người mắc bệnh phong, bệnh lao ra khỏi cộng đồng cũng đã được xóa tan.

Niềm vui xua tan những nhọc nhằn

Nhà báo Hà Văn Đạo (bên trái) cùng các tấm gương hy sinh vì vùng sâu Ninh Thuận

Nhà báo Hà Văn Đạo (bên trái) cùng các tấm gương hy sinh vì vùng sâu Ninh Thuận

+Có thể thấy rằng, đằng sau những phóng sự của Hà Văn Đạo là một tinh thần làm việc cẩn trọng, hăng say, lặng lẽ của người cầm bút. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc anh sẽ vất vả, nhọc nhằn hơn?

-Tôi luôn có ý nghĩ rằng, quấn quyện xúc cảm người viết với từng điều ngỡ như giản đơn nhất nhưng khó nắm bắt nhất để cô đọng, khái quát lên thành dòng xúc cảm cho tất cả người đọc là điều thú vị nhất. Vậy nên cứ lặng lẽ tắm táp, lăn lộn, đắm mình trong gian lao rồi sẽ thấy hạnh phúc đơm hoa và năng lượng tích cực truyền đến từ chính các nhân vật của mình.

Tôi tâm đắc với ý nghĩ của nhà báo Uông Thái Biểu rằng: “Mỗi một chuyến đi, mỗi một đề tài, mỗi một tác phẩm, nhân vật hiện lên mặt báo là sự thể hiện rõ nét lao động, thể hiện tình yêu đất nước và trách nhiệm công dân. Niềm đam mê và khát vọng sáng tạo, sự hấp dẫn của mỗi tác phẩm, cũng từ đây mà nhen nhóm…”.

Chính những nhân vật là những “tia sáng” giữa mênh mông rừng thẳm; những “viên ngọc” giữa muôn vàn đất đá; những “nốt trầm” giữa muôn vàn tung hô, ồn ã…cũng sẽ cho người viết bài học mà khó trường lớp nào có được. Như, gia đình bác sĩ Nay Blum nhắc tôi ghi nhớ bài học: Giá trị đáng quý nhất là những hy sinh lặng thầm.

 +Những nhân vật như bác sĩ Võ Thanh Dũng hay bác sĩ Nay Blum là điển hình của những tấm gương bình dị mà cao quý. Theo anh những bài viết như thế này có tác dụng tích cực như thế nào đến suy nghĩ, hành vi của độc giả?

-Một trong những tài sản quý giá nhất với người cầm bút đó là chắt lọc ra được, tìm được, chuyển tải xúc cảm nhất được những con người, sự kiện, vấn đề điển hình. Có thể là điển hình cho nếp sống; điển hình cho tinh thần đoàn kết; điển hình cho sáng tạo; điển hình cho tinh thần vì cộng đồng…

Tôi đã từng chứng kiến hàng chục đối tượng trộm cắp từ giã “con đường tối” khi đọc các tác phẩm về các tấm gương điển hình trong sáng tạo khởi nghiệp. Lại có những người nghiện ma túy đọc xong các tác phẩm nói về sự hy sinh của các thế hệ cha ông để có ngày hòa bình như hôm nay thì liền từ giã “nàng tiên nâu”. Lại có hàng chục bác sĩ bỏ hẳn thói quan hạch sách bệnh nhân sau khi đọc được các tác phẩm viết về những tấm gương điển hình hy sinh cho cuộc sống, xã hội. Lại có người chuyên đi lừa lọc khi đọc được tác phẩm viết về những gia đình tật nguyền góp hết tài sản riêng cho trẻ mồ côi liền bỏ hẳn thói xấu.

Những điều đó cho thấy, điều tốt đẹp vẫn có sức lay chuyển, xóa bớt đi những cái xấu xa, bạo tàn. Khi ấy, người cầm bút sẽ thấy bừng lên nỗi vui sướng vì bao nhọc nhằn như được xua tan. Mạch nguồn bất tận cho mỗi người viết phải chăng là gạn lọc để bật lên những chiêm nghiệm, những cảm thức sâu sắc với đất và người trên dọc dài Tổ quốc.

-Xin cám ơn anh!

Ngô Khiêm (thực hiện)

Nhà báo Hà Văn Đạo, hiện là Phó trưởng Ban Xã hội - Bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống-Bộ Y tế thường trú tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Một số giải thưởng chính đã đạt được như: Giải Nhất cuộc thi phóng sự-ký sự 2012-2014 trên Báo Nhân Dân; Giải Nhất cuộc thi Sự hy sinh thầm lặng lần IV; Giải A Báo Nhân Dân 2019 (đồng tác giả); Giải Ba Giải Báo chí về đại đoàn kết toàn dân tộc; Giải Đặc biệt cuộc thi Sự hy sinh thầm lặng lần V….

Tin khác

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son lịch sử rực sáng nhất trong thế kỷ XX, các cơ quan báo chí đã thực hiện những chiến dịch thông tin đặc biệt, quy mô, toàn diện, phong phú về nội dung, đặc sắc về hình thức được phủ sóng trên tất cả các nền tảng để làm sống lại những ngày tháng hào hùng không thể quên của dân tộc.

Nghề báo
Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(CLO) Chiều 6/5 tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai đã họp triển khai công tác tổ chức Giải. Tham dự và đồng chủ trì buổi họp có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ…

Nghề báo
Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện).

Nghề báo
Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) là kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Báo chí thế giới cũng đã dành cho sự kiện này sự quan tâm đặc biệt.

Nghề báo
Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo