Đình chỉ tuyển sinh ĐH hơn 200 ngành: Cải thiện gì ?

Thứ sáu, 03/04/2015 16:43 PM - 0 Trả lời

Đình chỉ tuyển sinh ĐH hơn 200 ngành: Cải thiện gì ?

(Congluan.vn) - Vừa qua, Bộ GD- ĐT ra quyết định về việc dừng tuyển sinh hơn 200 ngành của 71 trường đại học (ĐH), quyết định này thu hút nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận và các trường ĐH. Liệu sau khi đã ra quyết định đình chỉ này, tình hình giáo dục ở bậc ĐH có thể có được sự cải thiện phần nào hay không?
 
  •  

Báo Công luận
 
Theo Thứ trưởng bộ GD và ĐT Bùi Văn Ga, thì từ năm 2010, Bộ GD-ĐT đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã cảnh báo 139 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ thuộc 55 cơ sở đào tạo thiếu giảng viên cơ hữu. Nhưng mãi đến 2 năm sau, tình hình thiếu giảng viên của các cơ sở này vẫn không có gì thay đổi, Tình trạng thiếu giảng viên vẫn xảy ra và không có chiều hướng khắc phục. Chính vì vậy, Bộ đã quyết định thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 trường ĐH, Viện, Học viện.
 
Đây có thể được xem là phát súng đầu tiên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của các trường đối với các chuyên ngành đào tạo. Theo đó, lần lượt 2 năm sau, Bộ cũng đã tiếp tục rà soát và cho đình chỉ thêm một số chuyên ngành. Và cuối năm 2013, tổng số các ngành bị đình chỉ đào tạo đã nâng lên con số 207 ngành. Lí do chủ yếu là các ngành này không đảm bảo được nhu cầu dạy và học, thiếu giảng viên cơ hữu. Vậy là từ hơn 3 năm nay, chất lượng giáo dục bậc ĐH đã được Bộ tiến hành rà soát, nhưng các trường và các cơ sở vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nên mới bị cho “đình chỉ”.

Sẽ cải thiện được gì?

Ở Việt Nam, có lẽ không nói nhưng ai cũng biết, từ hàng chục năm nay, chất lượng đào tạo ĐH chỉ nhằm phát triển quy mô, còn về vấn đề chất lượng, dường như chưa được xem trọng cho lắm. Việc thiếu giảng viên, hay cơ sở vật chất không cho phép đáp ứng được nhu cầu dạy và học của lực lượng giảng viên, sinh viên. Tình trạng “dạy ảo, học ảo” không quá xa lạ đối với bậc ĐH ở Việt Nam. Như vậy, việc ra soát và “đình chỉ”các ngành không đủ điều kiên để tuyển sinh như vậy sẽ phần nào thay đổi được định hướng, từ phát triển quy mô sang đảm bảo chất lượng . Và nếu làm được điều đó, nguồn nhân lực tốt đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng cao của đất nước ta trong việc phát triển và hội nhập với thế giới.
 
Báo Công luận
 
 Thứ trưởng Bộ Giáo dục Bùi Văn Ga, người đi đầu trong việc “đình chỉ” các ngành tuyển sinh đại học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Sau quy định được xem là “ác” với các trường ĐH và các cơ sở, có lẽ sẽ có rất nhiều thí sinh trong các đợt tuyển sinh tới đây sẽ “không biết đi đâu về đâu”, vì hầu hết ở các trường bị “đình chỉ” này, điểm tuyển sinh được xem là khá dễ dàng để trở thành một sinh viên. Đầu vào khá dễ nên chất lượng đầu ra lại yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Việc làm này của Bộ GD-ĐT đặ đánh một đòn mạnh vào hệ thống giáo dục bậc ĐH, tất cả chỉ nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực “ảo” sẽ không còn.

Dù vẫn còn khá nhiều tranh cãi từ quy định này, nhưng với việc siết chặt kỉ cương, chuẩn hóa các hoạt động đào tạo, chất lượng giáo dục, đảm bảo đầu ra có chất lượng, đáp ứng nguồn nhân lực “chuẩn” cho xã hội, thì đây là một việc đáng làm.
  •   Văn Hóa  Tổng Hợp

Tin khác

Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

(CLO) Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Nam đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam tổ chức Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024.

Giáo dục
Công bố danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2023

Công bố danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2023

(CLO) Thí sinh tra cứu danh mục phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để phục vụ cho việc đăng ký nguyện vọng đại học.

Giáo dục
Thành phố Thái Bình: Hơn 1.200 học sinh được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bạo lực học đường

Thành phố Thái Bình: Hơn 1.200 học sinh được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bạo lực học đường

(CLO) Sáng ngày 6/5, Đội Cảnh sát Giao thông, Công an thành phố Thái Bình phối hợp với Trường THCS Tây Sơn, phường Quang Trung tổ chức buổi tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá điện tử cho học sinh.

Giáo dục
Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thi tốt nghiệp

Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thi tốt nghiệp

(CLO) Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được phân công làm Trưởng ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT 2024 tại Hà Nội.

Giáo dục
Bộ Giáo dục & Đào tạo cấm các trường đại học thu phí giữ chỗ sinh viên

Bộ Giáo dục & Đào tạo cấm các trường đại học thu phí giữ chỗ sinh viên

(CLO) Các trường đại học không được yêu cầu hoặc thỏa thuận với thí sinh cam kết, xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào (nộp kinh phí "giữ chỗ", thu giữ hồ sơ.

Giáo dục