Doanh nghiệp BĐS than khó, đại diện ngân hàng: “Các anh chị bán đi tài sản, vấn đề là bán bao nhiêu"

Thứ tư, 08/02/2023 13:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi doanh nghiệp bất động sản than khó, đại diện VietinBank rất chia sẻ nhưng cũng cho rằng: “Các anh chị bán đi tài sản, vấn đề là bán bao nhiêu”.

Tại Hội nghị, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành chia sẻ khó khăn mà mình gặp phải như khó khăn pháp lý, lãi suất cao và khó tiếp cận vốn.

Vốn vào bất động sản cao vượt trội so với tăng trưởng tín dụng toàn ngành

Tuy nhiên, các số liệu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho thấy dòng vốn vào bất động sản (BĐS) từ hệ thống ngân hàng tăng mạnh trong năm 2022, thậm chí tốc độ tăng còn mạnh hơn tín dụng chung của toàn ngành.

Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết đến cuối năm 2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các tổ chức tín dụng đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24% so với 2021 là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế (cao nhất trong 05 năm qua), tỷ lệ nợ xấu là 1,81%.

doanh nghiep bds than kho dai dien ngan hang cac anh chi ban di tai san van de la ban bao nhieu hinh 1

Sáng 8/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Ảnh: Hoàng Tú

Trong đó, dư nợ tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng/tự sử dụng chiếm 68% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 32% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

Trong khi tăng trưởng tín dụng BĐS năm 2022 lên tới 24%, tăng trưởng tín dụng toàn ngành kinh tế thấp hơn nhiều, đạt 14,17%.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đánh giá tốc độ tăng tín dụng BĐS cao nhất trong tất cả các lĩnh vực, tỷ lệ cho vay cũng cao nhất. Có những doanh nghiệp, tín dụng tăng 311%.

Các ngân hàng vẫn rót vốn cho bất động sản

Bằng chứng là dư nợ tín dụng cho vay BĐS tại nhiều “ông lớn” ngân hàng đều tăng trưởng tốt.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết tính đến ngày 31/12/2022, dư nợ BĐS tại Vietcombank chiếm trên 20%, bao gồm cả cho vay doanh nghiệp BĐS và khách hàng cá nhân mua BĐS. Tăng trưởng tín dụng BĐS khoảng 17%.

“Điều này cho thấy Vietcombank vẫn luôn đáp ứng đủ room tín dụng cho BĐS và đây là lĩnh vực không bị hạn chế”, ông Nguyễn Thanh Tùng khẳng định.

Hiện dư nợ cho vay BĐS đối với cá nhân khoảng 90% tổng tín dụng cho BĐS. 10% còn lại là cho vay doanh nghiệp BĐS, trong đó tập trung các doanh nghiệp phát triển BĐS khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tính đến nết năm 2022, tổng dư nợ cho vay BĐS là 275.000 tỷ, chiếm 18% tổng dư nợ tín dụng.

Tỷ trọng cho vay BĐS chiếm khá lớn trong danh mục, tương ứng tỷ lệ tăng 20% so với năm trước. Tuy nhiên, BIDV tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân (217.000 tỷ đồng).

“Hiện nay chúng tôi vẫn cho vay và không giảm hay kiểm soát đối với dư nợ này”, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV khẳng định.

“Các anh chị bán đi tài sản, vấn đề là bán bao nhiêu”

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng giám đốc, phụ trách Ban điều hành- Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) chia sẻ: “Thật lòng chúng tôi rất quý trọng, thương yêu các anh chị ngồi đây. Ở đây toàn các anh chị đại gia, từ lâu chúng tôi đã rất yêu quý các anh chị”.

doanh nghiep bds than kho dai dien ngan hang cac anh chi ban di tai san van de la ban bao nhieu hinh 2

“Tôi cho rằng các doanh nghiệp nên tự cơ cấu, các anh chị bán đi tài sản, vấn đề là bán bao nhiêu", Phó Tổng giám đốc Vietinbank nói. Ảnh: Hoàng Tú

“Chúng ta đang trên một chiếc xuồng, phải cùng chèo một nhịp, phải hết sức bình tĩnh, chỉ cần chèo lạc nhịp là có thể bị chìm. Chúng tôi mong muốn hành động cùng các anh chị để cùng vượt qua khó khăn hiện nay”, ông Dũng bày tỏ quyết tâm đồng hành cùng BĐS của ngân hàng.

Liên quan đến đề xuất cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp BĐS, ông Dũng cho rằng đây là vấn đề của thị trường, nếu có cơ chế đặc thù cho BĐS thì các hiệp hội ngành nghề khác cũng đòi cơ cấu nợ, như vậy sẽ không đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các ngành nghề.

“Tôi cho rằng các doanh nghiệp nên tự cơ cấu, các anh chị bán đi tài sản, vấn đề là bán bao nhiêu", Phó Tổng giám đốc Vietinbank nói.

Trong khi đó, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết để đảm bảo kiểm soát rủi ro hiệu quả, ngân hàng tài trợ vốn cho một số chủ đầu tư có uy tín trên thị trường, được người dân quan tâm.

Khẩu vị của năm 2022 là đảm bảo chặt chẽ, nên chỉ xem xét hỗ trợ các dự án có pháp lý đầy đủ, sản phẩm tốt, được người dân quan tâm. Các hoạt động cho vay BĐS là cho vay trung và dài hạn, nên tốc độ giải ngân hoàn toàn dựa trên khả năng thu xếp vốn của ngân hàng. Trong khi việc huy động vốn của ngân hàng phần lớn là ngắn hạn.

Hoàng Tú

Bình Luận

Tin khác

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

(CLO) Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

(CLO) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm