Doanh nghiệp cần chú ý hơn các ảnh hưởng vĩ mô thay vì tập trung vào các yếu tố vi mô

Thứ tư, 09/11/2022 20:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không thể tránh được mọi cuộc khủng hoảng nhưng nếu có năng lực kiểm soát được khủng hoảng thì tác động của khủng hoảng sẽ bớt nghiêm trọng hơn. Đã có 32% số doanh nghiệp (DN) Việt Nam được hỏi cho biết họ đã vượt qua cuộc khủng hoảng do COVID-19 nhờ ở năng lực quản trị.

Doanh nghiệp gia tăng sức chống đỡ với khó khăn, rủi ro bất ngờ

Tại hội thảo công bố báo cáo “Nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19, đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước khủng hoảng” do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức hôm nay (9/11), các tác giả bản báo cáo cho rằng, doanh nghiệp cần phải đề cao hơn tầm quan trọng của việc gia tăng sức chống đỡ trước các hoàn cảnh bất lợi, rủi ro bất ngờ.

"Doanh nghiệp cũng cần xem xét sâu rộng hơn các ảnh hưởng vĩ mô thay vì tập trung chủ yếu vào các yếu tố vi mô như trước đây và càng cần phải có kế hoạch toàn diện nhằm giải quyết các tác động khủng hoảng theo các kịch bản khác nhau", đại diện nhóm nghiên cứu nhận xét.

doanh nghiep can chu y hon cac anh huong vi mo thay vi tap trung vao cac yeu to vi mo hinh 1

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Vân Hà.

Theo các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu, khi có những biến cố bất ngờ, hay khi khủng hoảng xảy ra sẽ có nhiều doanh nghiệp mất phương hướng, lúc này vai trò hỗ trợ của các hiệp hội rất lớn. Nhiều hiệp hội đã chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhưng phần lớn các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng còn yếu, vai trò rất mờ nhạt.

Nghiên cứu cũng cho thấy sự phản ứng chính sách nhanh, hành động của Chính phủ, chính quyền địa phương rất quan trọng với doanh nghiệp và càng đặc biệt quan trọng khi có biến cố, khi có khủng hoảng…

Nhờ những chính sách hỗ trợ chưa từng có tiền lệ đã được Chính phủ rất khẩn trương đưa ra với quy mô chưa từng có khi COVID-19 bùng nổ đã giúp cho doanh nghiệp trụ được, gượng dậy và phục hồi.

7 yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp với ứng phó khủng hoảng

Cũng theo nhóm nghiên cứu, đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.

Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, năm 2020 có 101.719 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 13,9% so với năm 2019.  Năm 2021 cũng là năm có số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao nhất trong nhiều năm trở lại đây do những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra.

Trình bày báo cáo này, ông Lê Anh Văn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực - Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết, khi đối diện với các cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp thường không có sự chuẩn bị kịp thời và không có một kế hoạch phù hợp để ứng phó.

Ở một khía cạnh khác, tính đến hết năm 2021, trên cả nước có khoảng 857.5512 doanh nghiệp đang hoạt động SXKD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, và tăng gần 13%3 so với năm 2019.

“Những con số này cho thấy sự kiên cường của cộng đồng doanh nghiệp đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, quả cảm chiến đấu với dịch bệnh và biến khả năng ấy trở thành năng lực cạnh tranh cốt lõi của nền kinh tế’’, ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng - Cục Quản lý đăng ký kinh doanh phát biểu.

Cũng theo Cục trưởng Bùi Anh Tuấn, nghiên cứu này cho thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động lập kế hoạch ứng phó với khủng hoảng và bài học kinh nghiệm ứng phó với khủng hoảng, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực thích ứng với khủng hoảng như thế nào.

Nghiên cứu này cho biết doanh nghiệp đã ứng phó và vượt qua khủng hoảng nhờ 7 yếu tố quan trọng. Trong đó, 32,9% cho biết họ vượt qua khủng nhờ năng lực quản trị; 20,5 % doanh nghiệp duy trì được khách hàng, phát triển được thị trường.

Quy mô vốn là yếu tố thứ 3 giúp doanh nghiệp trụ vững, và 20% số doanh nghiệp được hỏi khẳng định điều này. “Quy mô lớn dễ trụ lại tốt hơn và phục hồi tốt hơn doanh nghiệp nhỏ”, ông Lê Anh Văn cho biết.

Yếu tố thứ tư, đó là ngành nghề kinh doanh, và 18% số doanh nghiệp được hỏi cho biết.

Thứ năm, đó là khả năng huy động vốn, 17,6% doanh nghiệp cho biết. Những doanh nghiệp không duy trì được dòng vốn khó có thể trụ được trước khủng hoảng.

Thứ sáu, theo 14,9% số doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, có tuổi đời nhiều hơn và đã trải qua nhiều khó khăn thì vượt khủng hoảng vừa rồi tốt hơn.

Chuyển đổi số cũng là yếu tố thứ bảy giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng nhưng số này không nhiều, chỉ có 14,7% doanh nghiệp cho biết đã bắt kịp chuyển đổi số, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin nên đã vượt qua được khủng hoảng.

Doanh nghiệp Việt Nam khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao nhưng sức chống chịu kém.

Nghiên cứu này cũng đưa ra nhiều phát hiện đáng chú ý. Đó là đối mặt với khủng hoảng, gần như các doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, thay đổi phương thức kinh doanh, thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh phi truyền thống.

Đồng nghĩa với điều đó thì việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một yếu tố sống còn để đảm bảo doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động và phát triển.

Bên cạnh đó, quản trị doanh nghiệp tốt, trong đó quản trị nguồn lực tài chính và cân đối dòng tiền là yếu tố cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng.

Một phát hiện nữa, đó là tuy doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là DNNVV có khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao nhưng sức chống chịu kém. Khi gặp khủng hoảng, thường chưa có chiến lược ứng phó và quản trị rủi ro.

Để giúp các doanh nghiệp có thể thích ứng và ứng phó có hiệu quả với các cuộc khủng hoảng, các cú sốc bất ngờ trong tương lai đòi hỏi phải có những giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Thông điệp của nghiên cứu này là: các doanh nghiệp cần phải nâng cao quản trị doanh nghiệp, và cần có chiến lược, có kế hoạch ứng phó với khủng hoảng, quản lý rủi ro để đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây là chìa khóa để bất kỳ doanh nghiệp nào tồn tại.

Về phía Nhà nước, cần có chiến lược ứng phó với khủng hoảng ở tầm quốc gia, định hướng cho doanh nghiệp những việc cần làm ngay và hành động ưu tiên nhằm tiết kiệm nguồn lực và tăng tính hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có những giải pháp hỗ trợ nhằm tăng khả năng chống chịu của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Và nỗ lực hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp khi đối diện với khủng hoảng.

Vân Hà

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

(CLO) Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, dự án đường ống khổng lồ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc có thể bao gồm một đường ống dẫn bổ sung cho dầu thô.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

(CLO) Theo số liệu từ ngân hàng trung ương Nga, tỷ trọng giao dịch bằng đồng rúp trong thương mại nước ngoài của Nga, đặc biệt là với phần còn lại của châu Âu, đã tăng đều đặn, đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

(CLO) Một tòa án ở St Petersburg (Nga) đã tịch thu tài sản trị giá hơn 700 triệu Euro thuộc về ba ngân hàng phương Tây (UniCredit, Deutsche Bank và Commerzbank), theo Financial Times.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

(CLO) Chuyến thăm và làm việc diễn ra từ ngày 11-19/5/2024 của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hải quan Mỹ đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ của hải quan hai nước.

Thị trường - Doanh nghiệp