Doanh nghiệp có thêm một công cụ giải quyết tranh chấp hiệu quả

Thứ bảy, 25/05/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) đã cung cấp thêm một công cụ giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả nhất, góp phần vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.

VMC giúp cho môi trường kinh doanh tốt hơn và xử lý các vấn đề tranh chấp một cách mềm mại hơn. (Ảnh TL)

VMC giúp cho môi trường kinh doanh tốt hơn và xử lý các vấn đề tranh chấp một cách mềm mại hơn. (Ảnh TL)

Ngày 24/5 tại Hà Nội, tổ chức tọa đàm “Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) – Một năm nhìn lại và một số vấn đề của tương lai”. Sau 1 năm hoạt động, VMC đã nhận được 05 yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại và đáng chú ý cả 05 vụ đều trong lĩnh vực xây dựng với tổng trị giá tranh chấp lên đến 934,5 tỷ đồng.

Phó Giám đốc thường trực VMC Phan Trọng Đạt cho biết, VMC hiện có 51 Hòa giải viên, trong đó có 38 Hòa giải viên Việt Nam và 13 Hòa giải viên nước ngoài.

VMC thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) là trung tâm hòa giải đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào ngày 27/4/2019. Với đội ngũ Hòa giải viên là các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực pháp luật và kinh tế cũng như được đào tạo chuyên sâu về giải quyết tranh chấp nói chung cũng như hòa giải thương mại nói riêng.

Tuy các tranh chấp có yếu tố phức tạp nhưng với các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực pháp luật và kinh tế cũng như được đào tạo chuyên sâu về giải quyết tranh chấp nói chung cũng như hòa giải thương mại nói riêng đã giúp doanh nghiệp tìm được phương án giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất.

Theo Giám đốc VMC Nguyễn Sĩ Dũng, việc thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Hòa giải Việt Nam đã cung cấp thêm một công cụ giải quyết tranh chấp thương mại, góp phần vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh phương thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án, trọng tài, phương thức hòa giải là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong giải quyết tranh chấp. Bởi phương thức hòa giải thương mại phát huy quyền chủ động tối đa của hai bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, vừa giữ được quan hệ tốt đẹp cho cả hai bên trong việc giải quyết tranh chấp. Đồng thời giảm thiểu rủi ro, chi phí cho doanh nghiệp, do đó là phương thức ngày càng phổ biến trong thương mại quốc tế.

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng, việc thành lập Trung tâm Hòa giải Việt Nam là một vấn đề thiết thực, giúp cho môi trường kinh doanh tốt hơn và xử lý các vấn đề tranh chấp một cách mềm mại hơn.

Đặc biệt là, hòa giải thương mại có thể giải quyết được tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu về nợ đọng hoặc xử lý được nhiều vấn đề cụ thể tồn tại trong các doanh nghiệp. Cụ thể: trong lĩnh vực thầu xây dựng, việc xử lý tranh chấp và giữ vững quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu là khá nhạy cảm.

Thực tế bất cập hiện nay là dù bị chiếm dụng vốn, song nhà thầu vẫn không dám lên tiếng kiện chủ đầu tư khi có nợ đọng hoặc tranh chấp do e ngại chủ đầu tư không hợp tác tiếp ở các dự án sau nữa. Vì vậy, hòa giải là phương án tối ưu cho các doanh nghiệp.

Hùng Quang

Tin khác

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp