Doanh nghiệp không vì lợi nhuận thuần tuý mà tiếp tay cho gian lận

Thứ hai, 15/07/2019 14:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Công Thương đang xây dựng một thông tư hướng dẫn việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò và trách nhiệm, không vì thuần túy lợi nhuận, tiếp tay cho các hành vi gian lận, nguy cơ làm tổn hại cả nền kinh tế.

Nguy cơ cả nền kinh tế nước nhà bị tổn hại là rất lớn nếu DN chỉ vì chạy theo lợi nhuận thuần túy mà tiếp tay cho gian lận. (Ảnh TL)

Nguy cơ cả nền kinh tế nước nhà bị tổn hại là rất lớn nếu DN chỉ vì chạy theo lợi nhuận thuần túy mà tiếp tay cho gian lận. (Ảnh TL)

Ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Song, bên cạnh đó, cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ, trong đó, nguy cơ lớn nhất mà chúng ta đang được cảnh báo từng ngày, từng giờ, đó là việc một số nước lợi dụng các ưu đãi về thuế quan mà Việt Nam được hưởng để xuất khẩu hàng hóa của họ sang nước thứ ba.

Điều này cũng đã được Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) chỉ rõ, tình trạng gian lận là hàng xuất xứ Việt Nam để xuất đi nước ngoài hưởng ưu đãi thuế quan hoặc lẩn tránh thuế cao ngày càng diễn biến phức tạp.

Theo Báo cáo cạnh tranh của Bộ Công Thương, chỉ tính riêng trong năm 2018, Việt Nam đã đối mặt với 140 vụ kiện phòng vệ thương mại từ các nước. Chiếm nhiều nhất trong tổng số các vụ kiện là hình thức chống bán phá giá (87 vụ), tiếp theo là chống trợ cấp (37 vụ) và 16 vụ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu. Hai thị trường chúng ta gặp nhiều vấn đề nhất liên quan đến câu chuyện xuất xứ hàng hóa phải kể đến thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Bởi đây là hai thị trường nhập khẩu lớn nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam.

Giới chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo: Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung Quốc căng thẳng cũng tạo ra nguy cơ Việt Nam bị lợi dụng để đưa hàng vào Việt Nam sau đó xuất khẩu sang Mỹ. Đây không chỉ là trách nhiệm của DN mà còn là trách nhiệm của nhà quản lý trong việc ngăn chặn nguy cơ này. Chính Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng thừa nhận, thực trạng của việc gian lận xuất xứ hiện nay đặt ra vấn đề cần phải hoàn thiện khung khổ pháp luật.

Không chỉ hàng hóa xuất khẩu bị “đội lốt” hàng Việt, mà ngay chính hàng hóa trong nước làm giả cũng đang bị giả mạo là hàng “made in Vietnam”. Sự việc của Asanzo diễn ra mới đây hay tình trạng nông sản “đội lốt” xuất xứ Đà Lạt đánh lừa người tiêu dùng… là những minh chứng cho thấy còn tồn tại quá nhiều lỗ hổng trong khung khổ pháp lý để các đối tượng dễ dàng lợi dụng.

Chính vì thế, Chính phủ đã có những động thái nhằm siết chặt tình trạng này. Mới đây nhất là Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” do đích thân Thủ tướng Chính phủ ký. Và thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương cho biết Bộ cũng đang xây dựng một thông tư hướng dẫn việc cấp chứng nhận sản xuất tại Việt Nam, dành cho mọi sản phẩm tiêu thụ tại Việt Nam.

Đó chính là quyết tâm mạnh mẽ của nhà quản lý trong việc ngăn chặn những hành vi gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ hàng hóa để bảo vệ các DN chân chính. Những động thái đó là rất cần thiết, song sẽ là chưa đủ nếu chỉ một phía nhà quản lý nỗ lực ngăn chặn.

Bản thân các DN Việt Nam cũng cần nhận thức được rằng, nếu chỉ thuần túy vì lợi nhuận, đánh mất lòng tự tôn dân tộc, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ thì sẽ không chỉ chính DN đó bị thiệt hại, mà sẽ ảnh hưởng đến cả các DN làm ăn chân chính, lúc đó, nguy cơ cả nền kinh tế nước nhà bị tổn hại là rất lớn.

Đức Minh

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp