Doanh nghiệp ngoại “ngại” lạm phát tại Việt Nam

Thứ hai, 21/02/2022 11:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, Anh Quốc đều kỳ vọng vào sự hồi phục và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn mong muốn Chính phủ nghiên cứu thêm một số vấn đề.

Cẩn trọng với lạm phát

Sau một năm Hiệp định thương mại tự do Anh Quốc - Việt Nam (UKVFTA) chính thức có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 chiều đã tăng 16%. 

Điều đặc biệt, sự tăng trưởng này được đặt trong bối cảnh cả thế giới, Anh Quốc và Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn liên quan tới đại dịch COVID-19.

doanh nghiep ngoai ngai lam phat tai viet nam hinh 1

Ông Nitin Kapoor, Thành viên Ban Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam.

Ông Nitin Kapoor, Thành viên Ban Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (Britcham) cho biết: Sự tăng trưởng này đã chứng minh, thương mại 2 nước đang có nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai.

Theo khảo sát của Britcham, hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp Anh vẫn đánh giá rất cao nền kinh tế Việt Nam. Một phần, trong năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách tiền tệ phù hợp, để hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Anh Quốc.

“Điều quan trọng nữa là Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm và hành động của các nước khác để tối đa hóa hiệu quả và tốc độ phục hồi, cũng như đảm bảo đất nước không bị tụt hậu khi mở cửa lại nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu”, ông Nitin Kapoor nói.

Trong Diễn đàn doanh nghiệp thường niên năm 2021 diễn ra vào sáng 21/2, ông Nitin Kapoor kiến nghị, để tránh tụt hậu, Chính phủ cần mở lại biên giới với các quy tắc nhập cảnh mới, phù hợp với giai đoạn hiện tại.

Đồng thời, đại diện Britcham đề nghị  cho phép các doanh nhân và khách du lịch quay trở lại một cách an toàn, một lần nữa đảm bảo rằng lợi thế cạnh tranh không bị từ chối và nhường lại cho các đối thủ trong khu vực.

“Chúng tôi tin rằng việc hạn chế và loại bỏ các yêu cầu kiểm dịch và nối lại các điều kiện nhập cảnh trước đại dịch sẽ hỗ trợ không chỉ các doanh nhân quốc tế mà còn các doanh nhân địa phương trong lĩnh vực du lịch và kinh doanh”, vị này nói.

Ngoài vấn để mở lại biên giới, đại diện Britcham kiến nghị Chính phủ lưu ý tới lạm phát. 

Vị này phân tích, dữ liệu các năm trước đây cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thường cao hơn các quốc gia khác, vì vậy, Britcham mong muốn Chính phủ chú ý thường xuyên vào khía cạnh này trong chính sách kinh tế quốc gia, đảm bảo Việt Nam tránh không để tái diễn hiện tượng bong bóng tài sản làm đẩy cao lạm phát từng diễn ra từ năm 2010 đến năm 2012, và do đó giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng bền vững. 

3 kiến nghị của các doanh nghiệp Nhật Bản

Trong khi đó, ông Inoue Soichi, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) cho biết: Trong năm vừa qua, nhiều công ty Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid-19 và chính sách Zero-Corona nghiêm ngặt.

doanh nghiep ngoai ngai lam phat tai viet nam hinh 2

Toàn cảnh Diễn đàn doanh nghiệp thường niên năm 2021.

Vì vậy, ông Inoue Soichi mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách “sống chung với đại dịch COVID-19”. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ kinh tế cần được cải tiến để nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn trong năm 2022. Theo đó, ông Inoue Soichi lưu ý tới 3 vấn đề trọng tâm. 

Thứ nhất, Chính phủ phải đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện tình hình tài chính và dòng tiền khi nền kinh tế phục hồi. Trong đó, Chính phủ quản lý linh hoạt các khoản cho vay bằng ngoại tệ của các tổ chức tài chính trong nước tại Việt Nam.

Đồng thời, chỉ đạo ngành ngân hàng cho vay lãi suất thấp, miễn thuế doanh nghiệp, trợ cấp cho các ngành dịch vụ và công ty startup. Đặc biệt, chủ tịch JCCI mong muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tinh giản thủ tục giấy tờ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng như các cơ quan thuế và hải quan trên toàn quốc. 

Thứ hai, chủ tịch JCCI đề nghị Chính phủ Việt Nam nâng cấp hạ tầng năng lượng và giảm phát thải carbon: Sớm ban hành Quy hoạch Điện 8.

Thứ ba, Việt Nam cần thực thi linh hoạt Luật PPP. Trong đó, khu vực nhà nước và tư nhân thiết lập được cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP để bố trí kịp thời nguồn tài chính và triển khai đầu tư. 

Chủ tịch JCCI yêu cầu làm rõ một số quy định để đảm bảo khả năng tiếp cận vốn của các dự án PPP theo Luật và các Nghị định liên quan, qua đó tạo cơ cấu tài chính thông suốt từ các Cơ quan Tín dụng Xuất khẩu (ECA) đến các ngân hàng thương mại. 

“Chúng tôi mong Chính phủ Việt Nam có hành động thích hợp để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư”, ông Inoue Soichi nhấn mạnh.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Bộ Xây dựng khảo sát thực trạng phát triển đô thị tại huyện Tiền Hải mở rộng

Thái Bình: Bộ Xây dựng khảo sát thực trạng phát triển đô thị tại huyện Tiền Hải mở rộng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã làm việc với đoàn công tác của Bộ Xây dựng, tổ chức khảo sát tình hình phát triển đô thị khu vực thị trấn Tiền Hải, nhằm thẩm định đề án đề nghị công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV và làm việc về đề án phân loại đô thị.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024

Nam Định: Vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024

(CLO) Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nam Định đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án đầu tư mới tương đương khoảng 240 triệu USD; vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024 (kế hoạch đề ra 200 triệu USD).

Kinh tế vĩ mô
Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô