Doanh nghiệp nước ngoài "đổ bộ" vào thị trường xăng dầu Việt Nam

Thứ tư, 11/04/2018 17:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hãng thông tấn nhà nước Kuwait ngày 10/4 cho biết Kuwait và Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương. Kuwait đã xây dựng 150 trạm nhiên liệu tại Việt Nam, con số này dự đoán sẽ tăng lên 300 trạm trong thời gian sắp tới.

Trước đó, các nhà đầu tư Nhật Bản, Pháp cũng đã mở rộng sự hiện diện trong thị trường xăng dầu Việt Nam. Kinh doanh xăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện, trước đây hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Tuy nhiên thị trường đã bắt đầu cởi mở hơn sau khi các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường tiến hành cổ phần hóa. 

Hiện tại Việt Nam có 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, 120 thương nhân phân phối và hơn 14.000 cửa hàng trên cả nước. Ngoài Petrolimex với một nửa thị phần, PVOil với hơn 20% thị phần, phần còn lại đang chia cho các doanh nghiệp như Saigon Petro, Thalexim, Mipec Petro… Theo nghiên cứu của Viện dầu khí Việt Nam, nhu cầu xăng dầu tại Việt Nam năm 2017 ước tính đạt 19,3 triệu tấn. 

Tuy nhiên, nhà máy lọc dầu duy nhất đang vận hành tại Việt Nam là Dung Quất mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường trong nước, còn lại Việt Nam vẫn phải nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu. Trong 8 tháng đầu năm nay, cả nước đã nhập khẩu 8,63 triệu tấn xăng dầu các loại, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Lượng xăng dầu nhập khẩu này có giá trị 4,51 tỉ đô la Mỹ, tăng 40%. Hôm qua ngày 10/4/2018, phát biểu trước báo giới bên lề cuộc gặp với một phái đoàn doanh nghiệp Việt Nam, thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Kuwait (KCCI), ông Fahad Al-Joan đã đề cập đến các hiệp định mở rộng đầu tư trực tiếp của Kuwait tại Việt Nam. 

Ông Fahad cho biết kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai bên đạt 500 triệu USD trong năm 2017. Liên quan đến đầu tư dầu mỏ, ông cho biết Kuwait đã xây dựng 150 trạm nhiên liệu tại Việt Nam, con số này dự đoán sẽ tăng lên 300 trạm trong thời gian sắp tới. 

Báo Công luận
Kuwait dự kiến gia tăng số lượng trạm nhiên liệu tại Việt Nam lên con số 300 trạm 

Ông Ahmad Al-Qatan, đại diện Tổng Giám đốc Kuwait Petroleum International (KPI), cho biết Nhà máy lọc dầu Việt Nam sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 11/5 tới. Đây là một trong những dự án đối ngoại lớn nhất được ngành dầu mỏ Kuwait triển khai, với hy vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư giữa Kuwait và Việt Nam. 

Công suất sản xuất của nhà máy trị giá 9 tỷ USD này dự kiến đạt 200.000 thùng/ngày và hai bên dự kiến nâng con số đó lên 400.000 thùng/ngày trong thời gian tới. Trước đó, vào giữa năm 2017, đại gia xăng dầu Nhật Bản Idemitsu Kosan đã vận hành trạm xăng bán lẻ Idemitsu Q8 tại Hà Nội. 

Đây là trạm xăng 100% vốn nước ngoài đầu tiên kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi đó thị trường này chủ yếu nằm trong tay những ông lớn như Petrolimex với 50% thị phần, PV Oil sở hữu khoảng 22% xếp thứ 2 và Saigon Petro sở hữu khoảng 6% thị phần… 

Trạm xăng dịch vụ này nằm bên trong Khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội, nơi có nhiều cơ sở của các công ty Nhật Bản. Phía Idemitsu Kosan cho biết hãng cũng áp dụng hệ thống thanh toán thẻ POS tại trạm xăng, cho phép người mua không cần trả tiền mặt mà có thể thanh toán bằng thẻ ATM. Bắt đầu với trạm xăng dịch vụ đầu tiên này, Idemitsu Q8 Petroleum LLC muốn xây dựng một kênh bán lẻ thông qua việc mở mạng lưới các trạm xăng dịch vụ tập trung dọc theo quốc lộ 5, cầu nối giữa Cảng Hải Phòng và Hà Nội để đáp ứng nhu cầu logistics. 

Ông Hiroaki Honjo - Tổng giám đốc Idemitsu Q8, cho rằng việc lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ xăng dầu sẽ góp phần cung cấp nguồn xăng dầu ổn định cho thị trường Việt Nam, nơi mà nhu cầu dầu khí sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Idemitsu Kosan là doanh nghiệp lớn thứ 2 trong ngành xăng dầu Nhật Bản (sau Nippon Oil). Trong khi đó, Kuwait Petroleum International Ltd có hệ thống gần 4.800 trạm xăng dầu tại châu Âu và là một nhánh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Kuwait. Tập đoàn này sở hữu thương hiệu xăng dầu Q8 với lượng tiêu thụ tương đương hơn 450.000 thùng mỗi ngày trên toàn thế giới. 

Trước Idemitsu Kosan, Tập đoàn Total (tập đoàn năng lượng của Pháp) cũng đã xuất hiện tại thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam từ những năm 1990, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực khí hoá lỏng, dầu nhờn và xăng dầu. 

Tuy nhiên, hình thức vận hành của Total là nhượng quyền thương hiệu và sau gần 20 năm hoạt động Total vẫn chưa thể chen chân vào bất kỳ vị trí nào trong bản đồ thị phần bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam. 

Công ty này, hiện sở hữu một số trạm xăng dầu Total nằm rải rác khắp cả nước. Về vấn đề này, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam chia sẻ: “Với sự tham gia của FDI, thị trường cần một sân chơi mới. Vì vậy, cần sớm bỏ giá cơ sở để tạo cạnh tranh sòng phẳng. Nhà nước chỉ nên ban hành khung giá định kỳ để doanh nghiệp vận dụng, như vậy mới tạo ra sự cạnh tranh bằng giá”. 

Đại diện này cho rằng khi Nhà nước còn quyết giá cơ sở xăng dầu thì các doanh nghiệp FDI có vào cũng không thể cạnh tranh ngang ngửa. Nếu thời gian tới cơ chế kinh doanh xăng dầu cho phép cạnh tranh về giá bán lẻ, chính các cửa hàng xăng dầu sẽ quyết định giá bán lẻ xăng dầu. 

Đối với việc định giá xăng dầu, ông Ruệ nhấn mạnh “Nhà nước chỉ nên ban hành khung giá định kỳ để doanh nghiệp vận dụng, như vậy mới tạo ra sự cạnh tranh bằng giá. Thực tế, nếu các doanh nghiệp FDI nắm giữ và chi phối thị trường xăng dầu trong tương lai, sẽ xảy ra khả năng nhà nước mất quyền kiểm soát thị trường. 

Đồng thời, xăng dầu là một mặt hàng chiến lược, ảnh hưởng đến nhiều người, vì vậy Nhà nước cần phải nắm giữ thị trường thông qua các cơ chế, hàng rào kỹ thuật. Không thể mở toang cánh cửa thị trường xăng dầu được”. 

Cẩm Tú

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp