“Doanh nghiệp quyết định đầu tư phụ thuộc vào thái độ của địa phương”

Thứ sáu, 05/03/2021 17:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 10, khối doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra những dấu ấn rõ nét, khi thu hút 85% lực lượng lao động, đóng góp trên 43% vào cơ cấu GDP cả nước. Trong khi đó, khối kinh tế Nhà nước chiếm 29% và khối nước ngoài chiếm 18% GDP.

Nền kinh tế có trên 40 điểm nghẽn

Trong buổi Hội thảo với chủ đề “làm tổ cho đại bàng nội”, diễn ra vào chiều 5/3, tại Quảng Ninh, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: Các doanh nghiệp FDI được hưởng hầu hết lợi ích thương mại do nỗ lực hội nhập của Việt Nam mang lại. Trong khi đó, các doanh nghiệp “nội” không được hưởng nhiều ưu đãi như doanh nghiệp FDI.

Hội thảo với chủ đề “làm tổ cho đại bàng nội”

Hội thảo với chủ đề “làm tổ cho đại bàng nội”

Do đó, ông Thiên cho rằng, Việt Nam cần phải dựa vào năng lực nội địa, dựa vào lực lượng kinh tế trong nước, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng. Doanh nghiệp tư nhân phải là doanh nghiệp Việt Nam, do người Việt làm chủ. Nếu tới đây, các Chính phủ làm đúng tinh thần của Đảng, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, thì nền kinh tế còn tăng trưởng cao hơn nữa.

Tuy nhiên, theo Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh do VCCI thực hiện,  hiện tại, nền kinh tế có trên 40 điểm nghẽn. Đó là ở cấp độ nghị định, nếu về thông tư còn nhiều.

Theo lãnh đạo VCCI, vấn đề chồng chéo pháp luật gây khó khăn cho nhà đầu tư, tạo ra áp lực và sự không an toàn cho doanh nghiệp. VCCI đang đề nghị thành lập tổ công tác phát hiện chồng chéo pháp luật, với 11 tổ rà soát trong 11 lĩnh vực để sửa các văn bản chồng lấn.

Ông Dương Quốc Anh, Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội cho biết, cơ quan soạn thảo luật là Chính phủ, chủ trì bởi một bộ ngành, Chính phủ thống nhất rồi trình ra Quốc hội.

 Quá trình này tuy khiến nhiều luật định có sự thay đổi nhưng về cơ bản bản dự thảo ban đầu đưa ra nếu tốt có thể giữ đến 80-90%, hoặc kém lắm thì thay đổi 50-60%.

Ông nhấn mạnh, Việt Nam định hướng xây dựng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì vậy các luật và quy định thường nhấn mạnh đến vai trò quản lý của các bộ ngành trung ương.

Vị này cũng thừa nhận, một dự án đất đai thường vướng ít nhất 5 luật và giữa các luật lại khác nhau, gốc tích vấn đề chính là từ việc đặt nặng hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước.

"Quốc hội đã nhận thức và trao đổi với Chính phủ để tạo ra một môi trường thông thoáng. Riêng Luật Đất đai, Quốc hội và các Uỷ ban họp rất nhiều và luôn cố gắng để hoàn thành trách nhiệm với cử tri", ông nói.

Doanh nghiệp đầu tư do thái độ của địa phương

Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội chia sẻ, đại dịch Covid-19 là minh chứng cho thấy sự đồng hành, chia sẻ của các doanh nghiệp cùng với Chính phủ và người dân.

Vị này đề xuất sáng kiến cho ngành hàng không du lịch trong thời gian tới, ban thành tiêu chí người dân ở vùng an toàn, đi bằng phương tiện an toàn, đến các điểm du lịch an toàn.

Về vấn đề chính sách, theo ông Tiến, nhiều luật thông thoáng nhưng sang đến nghị định thông tư thì lại có các cách hiểu khác nhau. Ông đề xuất cần phân biệt một cách rõ ràng lĩnh vực của doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân. "Cần làm rõ cái nào Nhà nước nên giữ, hay tư nhân không làm được thì Nhà nước sẽ làm", vị này nói

Ông Tiến cũng bày tỏ mong muốn có thêm nhiều cuộc gặp với doanh nghiệp để những người làm luật, làm chính sách có thể lắng nghe, có thêm tiếng nói mạnh mẽ hơn về cộng đồng doanh nghiệp.

Trong khi đó, dưới góc độ doanh nghiệp, bà Hương Trần Kiều Dung - Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC về yếu tố quan trọng nhất khi tập đoàn này lựa chọn đầu tư tại địa phương.

Lãnh đạo FLC cho biết, có 3 yếu tố tối quan trọng khi FLC cân nhắc, quyết định đầu tư. Thứ nhất là tầm nhìn về quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Thứ hai là đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông. Thứ 3 là nguồn lao động địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch dịch vụ, vì nguồn lao động rất quan trọng.

Bà Hương Trần Kiều Dung.

Bà Hương Trần Kiều Dung.

Ngoài ra, bà Hương Trần Kiều Dung cũng đề cập đến thái độ ứng xử, tương tác giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp. Bà cho biết, nếu nhận được sự quan tâm chào đón chân thành, các doanh nghiệp sẽ yên tâm hơn khi đầu tư.

"Môi trường chính trị, sự đoàn kết, xuyên suốt chỉ đạo các cấp tại địa phương cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư lâu dài của chúng tôi", đại diện FLC nhấn mạnh.

Bà Dung cho rằng không cần chính sách riêng cho các doanh nghiệp lớn nhưng cần chính sách ưu đãi chung cho các lĩnh vực nhà nước quan tâm đầu tư, đặc biệt là du lịch. Các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực cần cơ chế này bởi việc hoàn vốn khá lâu.

Lâm Vũ 

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm