Doanh nghiệp và nhà khoa học chưa bắt tay sáng tạo sản phẩm mới

Thứ năm, 30/08/2018 19:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Doanh nghiệp mò mẫm nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm mới, còn nhà khoa học vẫn ôm ấp công trình khó để chuyển giao.

Tại diễn đàn mô hình liên kết nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường khoa học công nghệ, tổ chức sáng 30/8 tại Hà Nội, các chuyên gia trong nước và quốc tế nêu điểm yếu trong khâu thúc đẩy chuyển giao công nghệ và vai trò của nhà nước, các tổ chức trung gian.

Theo Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, hiện môi trường pháp lý cho thị trường khoa học công nghệ đã hoàn thiện nhưng hoạt động thúc đẩy kết nối giữa nhà khoa học, viện trường, cộng đồng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Hiện còn thiếu các tổ chức giao dịch công nghệ và tài sản trí tuệ.

"Với những mô hình hoạt động của các sàn giao dịch công nghệ hiện có cần đổi mới, tăng hiệu quả, là đầu mối thu hút lực lượng công nghệ trong nước và quốc tế", Thứ trưởng Tùng nói.

Đồng quan điểm này, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nêu nhiều con số đáng suy nghĩ. Trong đó, đánh giá của quốc tế về quản trị công nghệ của doanh nghiệp Việt chưa bao giờ được xếp hạng cao. 

Ông Vũ Tiến Lộc phát biểu tại sự kiện. Ảnh: A Tuấn.

Ông Vũ Tiến Lộc phát biểu tại sự kiện. Ảnh: A Tuấn.

Kết quả khảo sát của VCCI năm 2016 tại 10 nhóm ngành, trong đó có bảy ngành thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo, 60% doanh nghiệp của Việt Nam đang sử dụng công nghệ có tuổi đời trên 6 năm; 2/3 công nghệ đến từ các nước đang phát triển mà không phải công nghệ nguồn.

Trong số này 1/4 công nghệ của Việt Nam đang sử dụng là của Trung Quốc. Tỷ lệ các công nghệ có xuất xứ từ các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản chỉ chiếm 1/3 trong số công nghệ doanh nghiệp Việt đang sử dụng.

"Những con số này cho thấy trình độ máy móc thiết bị và trang bị công nghệ trong các ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam yếu. Cần phải thúc đẩy công nghệ của khối doanh nghiệp này", ông Lộc nói.

Ông Lộc cũng nêu, chuyển giao công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu đến doanh nghiệp rất yếu. Hệ số chuyển giao công nghệ nội địa từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với các nước trong ASEAN. "Yếu kém này khiến cho tình trạng bức tranh công nghệ của doanh nghiệp Việt chưa cải thiện được bao nhiêu", ông Lộc nói.

Nguyên nhân được ông Lộc chỉ ra, là những kết nối được xem là trụ cột ba nhà (khoa học, viện trường; tổ chức trung gian và doanh nghiệp) vẫn còn hạn chế và khoảng cách xa giữa nghiên cứu và nhu cầu của doanh nghiệp. "Doanh nghiệp mò mẫm tự tìm nghiên cứu và sáng tạo cho sản phẩm mới, còn nhà khoa học vẫn ôm ấp công trình mà đầu ra là ngăn kéo của các viện, trường", ông Lộc nói. 

Doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia "cuộc chơi"

Thực tế ở Việt Nam những năm gần đây có nhiều mô hình liên kết được triển khai. Tuy nhiên, chưa tổ chức trung gian nào đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ kết nối trong giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ.

Như BK Holdings của Đại học Bách Khoa đã kết nối với 25 viện đào tạo và nghiên cứu, 150 nhóm nghiên cứu với 400 dự án/năm, hình thành hệ thống cơ sở ươm tạo và các trung tâm công nghệ liên kết để chuyển giao hướng đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, quy mô chủ yếu trong trường đại học.

Một số mô hình khác cũng chỉ đáp ứng yêu cầu của ngành hẹp hoặc quy mô trong doanh nghiệp. Cũng vì vậy, 5 năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ nỗ lực thúc đẩy hình thành thị trường khoa học công nghệ nhưng chưa như mong muốn. 

Các chuyên gia thảo luận về vai trò của tổ chức trung gian trong chuyển giao công nghệ. Ảnh: V.N.

Các chuyên gia thảo luận về vai trò của tổ chức trung gian trong chuyển giao công nghệ. Ảnh: V.N.

Theo ông Steven Lau - Chủ tịch Tập đoàn iBosses Singapore, bên thứ ba có vai trò rất quan trọng trong chuỗi liên kết. Kết nối giữa nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp trẻ là liên kết tăng trưởng. Ở đây vai trò nhà nước định hướng đưa ra cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp tiến lên và chi tiền. Các nhà khoa học phải tạo ra sản phẩm để tạo ra sự tăng trưởng. Doanh nghiệp có trách nhiệm đưa sản phẩm này vào thị trường nhanh nhất và đưa ra toàn cầu. Trong liên kết này, quyền lợi của các bên phải được minh bạch.

Ông Lau mong muốn iBosses tham gia chuỗi giá trị này để đem khoa học công nghệ của Việt Nam ra toàn cầu. 

Bích Ngọc

Tin khác

Samsung trình làng Galaxy M15 5G tại thị trường Việt Nam

Samsung trình làng Galaxy M15 5G tại thị trường Việt Nam

(CLO) Samsung mới đây đã giới thiệu mẫu Galaxy M15 5G, một smartphone tầm trung mới tại thị trường Việt Nam. Máy trang bị viên pin dung lượng lớn 6000mAh và khả năng kết nối 5G.

Sức sống số
Apple tiếp tục phát hành bản thử nghiệm iOS 17.5 và iPadOS 17.5 beta 4: Hướng tới sự ổn định và hiệu suất

Apple tiếp tục phát hành bản thử nghiệm iOS 17.5 và iPadOS 17.5 beta 4: Hướng tới sự ổn định và hiệu suất

(CLO) Apple đã phát hành bản thử nghiệm thứ tư của iOS 17.5 và iPadOS 17.5, tiếp tục quá trình hoàn thiện các hệ điều hành trước khi tung ra phiên bản chính thức cho người dùng.

Sức sống số
Vivo Y38 5G trình làng với chip Snapdragon 4 Gen 2, màn hình 120Hz

Vivo Y38 5G trình làng với chip Snapdragon 4 Gen 2, màn hình 120Hz

(CLO) Vivo mới đây vừa ra mắt chiếc điện thoại tầm trung mới tại Đài Loan, có tên gọi là vivo Y38 5G. Máy trang bị tấm nền IPS LCD với kích thước 6,68 inch, pin 6000 mAh, Snapdragon 4 Gen 2 và màn hình 120Hz.

Sức sống số
Apple xác nhận lỗi trên iPhone và hứa sớm khắc phục

Apple xác nhận lỗi trên iPhone và hứa sớm khắc phục

(CLO) Apple là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đang phải đối mặt với một vấn đề mới liên quan đến tính năng báo thức trên iPhone của họ.

Sức sống số
LG ra mắt màn hình gaming OLED 44,5 inch

LG ra mắt màn hình gaming OLED 44,5 inch

(CLO) LG vừa giới thiệu màn hình chơi game mới nhất thuộc dòng UltraGear tại thị trường Trung Quốc, mang tên 45GS95QE. Màn hình này sử dụng tấm nền OLED cong 44,5 inch ultrawide 240Hz, giá 35 triệu đồng.

Sức sống số