Doanh nghiệp Việt thờ ơ với phát triển thương hiệu

Thứ sáu, 23/06/2017 06:00 AM - 0 Trả lời

Cùng với sự phát triển của thị trường, số lượng DN ra đời cũng ngày một nhiều hơn nhưng đa phần chưa chú trọng đến vấn đề phát triển thương hiệu và xây dựng thương hiệu một cách bền vững. Theo thống kê, cả nước hiện có gần một triệu DN đang hoạt động nhưng thực tế có đến 80% DN chỉ dùng đến 5% doanh số cho việc phát triển thương hiệu.

(CLO) Cùng với sự phát triển của thị trường, số lượng DN ra đời cũng ngày một nhiều hơn nhưng đa phần chưa chú trọng đến vấn đề phát triển thương hiệu và xây dựng thương hiệu một cách bền vững. Theo thống kê, cả nước hiện có gần một triệu DN đang hoạt động nhưng thực tế có đến 80% DN chỉ dùng đến 5% doanh số cho việc phát triển thương hiệu. [caption id="attachment_169332" align="aligncenter" width="622"]Báo Công luận Có đến 80% DN chỉ dùng đến 5% doanh số cho việc phát triển thương hiệu. (Ảnh internet)[/caption] Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua phát triển thương hiệu nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình thương hiệu quốc gia năm 2017, ngày 21/6, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức. Tại Hội thảo, nhều chuyên gia nhận định, sản phẩm của các DN Việt dù có chất lượng cao vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, các chuyên gia cho rằng, DN cần quan tâm đúng mức đến chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường quảng bá, giới thiệu tên thương hiệu của DN trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên mạng internet. Đồng thời, chú trọng đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước và quốc tế nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời. Đại diện phía doanh nghiệp bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc Nielsen Việt Nam cho rằng, hiện nay, 80 - 90% ứng viên người Việt nói rằng, nguồn gốc nhãn hiệu cũng quan trọng hoặc quan trọng hơn các quá trình điều khiển mua sắm khác. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện nay đang ngày càng trở thành người tiêu dùng thông minh. Khi lựa chọn, họ kỳ vọng vào những sản phẩm có chất lượng tốt, uy tín; mang đến những giá trị đích thực; đảm bảo sức khỏe tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn; sử dụng nhiều hơn các nguyên liệu thiên nhiên để đáp ứng vấn đề sức khỏe cũng như bảo vệ môi trường; trao cho người tiêu dùng nhiều hơn sự trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm… cùng với đó, phải đẩy mạnh việc tương tác với khách hàng, đảm bảo yếu tố 3R (chạm – tiếp nhận – phản ứng của khách hàng). “4/5 người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua các sản phẩm có cam kết về những tác động tích cực đến môi trường và xã hội”, bà Đặng Thúy Hà chia sẻ.

Chia sẻ về vấn đề phát triển thương hiệu, TS. Declan P Bannon, Đại học Anh tại Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, xác định mục tiêu, nghiên cứu mục tiêu để có chiến lược tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, quan trọng hơn nữa là tập trung vào khách hàng thực chất của doanh nghiệp.

“Việc xây dựng được thương hiệu sẽ tạo ra sự thuận lợi rất lớn khi bán hàng. Tuy nhiên, để xây dựng được thương hiệu thì các sản phẩm không thể có chất lượng kém. Từ việc xây dựng thương hiệu tốt sẽ giúp đẩy mạnh khâu bán hàng, tăng sự lựa chọn của người tiêu dùng thông qua sự phổ biến. Nếu người tiêu dùng vui mừng với sản phẩm có chất lượng, họ sẽ mua tiếp. Khi được khách hàng ưa chuộng, sản phẩm chất lượng bậc trung kết hợp với xây dựng thương hiệu tốt sẽ giúp xây dựng thương hiệu trở thành sản phẩm mong muốn”, TS. Declan P Bannon phân tích.

Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Phó Tổng thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia cho biết, để phát triển thương hiệu cho các mặt hàng Việt Nam theo định hướng đến năm 2020, Chương trình sẽ tạo dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển thương hiệu thông qua phối hợp các chương trình và hoạt động tương đồng về mục tiêu và nội dung của các Bộ, ngành nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực. Tiếp tục hỗ trợ DN phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn và thông tin nhằm nâng cao trình độ kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, phát triển xuất khẩu, tăng thị phần nội địa, xác định hướng xuất khẩu để làm nền tảng xây dựng thương hiệu quốc gia (THQG). Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, trên cơ sở phối hợp giữa thương hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý/thương hiệu địa phương. Đồng thời, tăng cường quảng bá THQG và các sản phẩm đạt THQG thông qua các kênh thông tin truyền thông đại chúng, chuyên ngành, các sự kiện thương mại quốc tế ở trong và ngoài nước, và giáo dục ý thức tự hào dân tộc bằng việc sử dụng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Bảo Quyên

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Giao dịch nhà đất phục hồi, khu vực phía Tây tiếp tục thu hút nhà đầu tư

TP HCM: Giao dịch nhà đất phục hồi, khu vực phía Tây tiếp tục thu hút nhà đầu tư

(CLO) Trong 4 tháng đầu năm, số lượng hồ sơ giao dịch nhà đất đã tăng đáng kể so với năm trước, chủ yếu là giao dịch cá nhân. Cho thấy thị trường đã dần sôi động hơn và niềm tin của nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại thị trường.

Bất động sản
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp