Doanh nhân nỗ lực tìm "điểm sáng" giữa cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ

Thứ tư, 13/10/2021 08:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) 2021 là năm vô cùng đặc biệt đối với các doanh nhân bởi trải qua cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ: Covid-19. Song, những vị "thuyền trưởng" này vẫn nỗ lực lèo lái doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vươn tới những cơ hội mới.

Cuộc “thanh lọc” các doanh nghiệp

Ví làn sóng Covid-19 lần 4 như "cuộc thanh lọc" các doanh nghiệp, doanh nhân Trần Vĩnh Thuỵ Diễm Quỳnh, Chủ tịch Công ty thời trang D&Q, Tổng Giám đốc Công ty may H&K Việt Nam, nhận định chỉ những doanh nghiệp đủ sức khoẻ tài chính, bản lĩnh và nền tảng vững vàng mới có thể trụ được.

doanh nhan no luc tim diem sang giua cuoc khung hoang chua tung co tien le hinh 1

Doanh nhân Trần Vĩnh Thuỵ Diễm Quỳnh, Chủ tịch Công ty thời trang D&Q, Tổng Giám đốc Công ty may H&K Việt Nam

Bài liên quan

Khi dịch ập đến bất ngờ, bắt buộc doanh nghiệp phải chọn lựa các phương án trụ lại để sản xuất, trong đó có phương án 3 tại chỗ. Trên tinh thần dân chủ bà Diễm Quỳnh cũng không bắt ép công nhân ở lại làm việc mà cho đăng ký theo nguyện vọng. Tuy nhiên, số lượng đăng ký làm việc không đủ cho các dây chuyền làm việc có hiệu quả nên đành phải đóng cửa công ty để công nhân về quê.

Trong suốt 3 tháng dịch dã bà đã liên tục hỗ trợ thực phẩm cho các công nhân còn "mắc kẹt" tại các khu nhà trọ. Bên cạnh đó nữ doanh nhân này còn tư vấn, lo thuốc men cho các công nhân bị mắc covid-19. "Thương họ lắm, lúc ấy công nhân rất hoang mang, gọi mình liên tục. Mình lập hẳn một nhóm F0 để tư vấn và động viên họ mỗi ngày. Thật sự vui lắm, họ xem mình như cha mẹ, ruột thịt vậy”, bà Quỳnh kể. 

Trở lại hoạt động từ hôm 1/10, từ 600 công nhân đến giờ còn được 200 công nhân. Trước áp lực thiếu hụt nguồn nhân lực như thế và hiểu được nổi khó khăn của người lao động, bà Quỳnh đã thay đổi phương thức tính lương và cộng thêm các khoảng phụ cấp để thu hút người lao động và để họ an tâm trụ lại nơi làm việc mặc dù tình trạng tài chính công ty hiện tại đang khó khăn vô cùng.

Ba tháng không doanh thu, công ty đã bị thiệt hai, nhưng với nữ doanh nhân này thiệt hại lớn nhất chính là tính mạng của người lao động. Tinh thần của những người còn lại bị khủng hoảng trầm trọng và thật sự điều này mới là tàn khốc.

"Khó khăn vẫn còn rất nhiều phía trước, nhất là về nguồn lao động. Song, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 20 - 30 người đến công ty tôi xin vào làm việc, khiến tôi thêm lạc quan về chặng đường phía trước", nữ doanh nhân chia sẻ.

Là đơn vị cung ứng bê tông, sơn cho các công trình xây dựng, doanh nhân Nguyễn Kim Sơn, giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Thương mại SIC khá bối rối khi TP. HCM siết chặt giãn cách. Bởi, các công trình phải ngưng thi công nếu không phải trọng điểm hay cấp bách; việc di chuyển giữa các địa phương cũng gặp nhiều trở ngại.

doanh nhan no luc tim diem sang giua cuoc khung hoang chua tung co tien le hinh 2

Doanh nhân Nguyễn Kim Sơn, giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Thương mại SIC

Song, ông Sơn cảm thấy doanh nghiệp mình vẫn rất may mắn khi có thể duy trì 30 - 40% khối lượng công việc trong suốt đại dịch.

"Doanh thu giảm đến 60 - 70%, còn lợi nhuận trong mùa dịch chúng tôi không nghĩ đến. Làm sao giảm thiểu nhất thiệt hại và bù chi phí lo cho hệ thống, nhân viên ở mức hoà vốn đã là điều may mắn không tưởng rồi", ông Sơn bộc bạch.

Mối bận tâm nhất với giám đốc SIC chính là trách nhiệm với người lao động, phải đảm bảo cuộc sống cho họ. Ông Sơn thừa nhận, nếu TP. HCM đóng cửa kéo dài 1 - 2 năm thay vì 3 - 4 tháng sẽ trở thành bài toán nan giải đối với SIC.

"Doanh nghiệp cùng ngành ngày càng 'mọc' lên trong khi tổng cầu lại hạn chế, khiến việc cạnh tranh thêm khắc nghiệt. Cơ hội sẽ dành cho các công ty có tiềm lực, sự chuẩn bị, lộ trình rõ ràng và đặc biệt là có được lòng tin của khách hàng", ông Sơn nghĩ về những thách thức sắp tới.

Tìm "điểm sáng" giữa đại dịch

Thay vì nói về những khó khăn, doanh nhân Đoàn Thị Anh Thư, CEO chuỗi nhà hàng hải sản cao cấp Vua Cua cho rằng đó là điều hiển nhiên mà doanh nghiệp nào cũng sẽ gặp phải trong giai đoạn khốc liệt này, bà dành thời gian để nghĩ về giải pháp.

"Đợt dịch này khiến doanh số rớt thê thảm, nhưng Vua Cua nhận thấy cơ hội về sản phẩm thương mại như nông sản, thực phẩm chế biến sẵn, cà phê... Đồng thời, chúng tôi còn nghiên cứu, triển khai hệ thống nhượng quyền, bước đầu đã thu hút nhiều đối tác tham gia. Đây là giải pháp tối ưu cho việc thiếu hụt nguồn nhân lực ở thời điểm hiện tại", bà Thư nêu.

doanh nhan no luc tim diem sang giua cuoc khung hoang chua tung co tien le hinh 3

Doanh nhân Đoàn Thị Anh Thư, CEO chuỗi nhà hàng hải sản cao cấp Vua Cua

Quý cuối năm, khi TP. HCM dần chuyển sang trạng thái "bình thường mới" với tình hình dịch bệnh ngày càng được kiểm soát, bà Thư kỳ vọng đạt 60% mục tiêu doanh thu cả năm, kéo lợi nhuận trước thuế ở mức dương.

Cũng là doanh nghiệp luôn thay đổi tư duy để thích ứng và phát triển, giữa đại dịch, hãng cà phê nông sản Meet More không ngừng ra mắt sản phẩm mới qua các kênh online.

"Mùa dịch nhiều người ở nhà hơn khiến việc tiếp cận khách hàng cũng dễ dàng hơn qua các nền tảng số. Thay vì tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm offline chỉ mời 1.000 khách, thông qua kênh online chúng ta có thể mở rộng số lượng cũng như phạm vi khách mời ở khu vực, thế giới. Đây là lợi thế rất lớn mà các doanh nghiệp cần tận dụng", doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc điều hành Meet More Coffee chỉ ra.

doanh nhan no luc tim diem sang giua cuoc khung hoang chua tung co tien le hinh 4

Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc điều hành Meet More Coffee

Với những nền tảng, nội lực được củng cố và phát triển trong đại dịch, ông Luận tin tưởng đây là vốn liếng để doanh nghiệp có thể duy trì tới cuối năm và bứt phá hơn vào năm sau.

Về phía mình, trong đợt dịch này doanh nhân Nguyễn Duy Thành, tổng giám đốc Công ty CP Quản lý nhà Toàn Cầu (Global Home) không đặt nặng vấn đề về lợi nhuận. Thay vào đó, ông quan tâm chính là sự an toàn cho người lao động cùng sứ mệnh lèo lái doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Nhận định "trong nguy có cơ", ông Thành cho rằng đại dịch là cơ hội để chứng minh tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ của công ty. Để khi cùng cư dân vượt qua khó khăn, họ sẽ nhận được nhiều sự tin yêu hơn, các hợp đồng được kéo dài và mở rộng hơn.

doanh nhan no luc tim diem sang giua cuoc khung hoang chua tung co tien le hinh 5

Doanh nhân Nguyễn Duy Thành, tổng giám đốc Công ty CP Quản lý nhà Toàn Cầu (Global Home)

Tổng giám đốc Global Home bày tỏ sự vui mừng khi có nhiều nhà đầu tư liên hệ góp vốn với công ty hậu đại dịch vì thấy được tiềm năng của loại hình quản lý nhà, chung cư. Bởi, đây là ngành thiết yếu phải duy trì hoạt động.

Đối với những nhân viên không may dương tính với Covid-19, họ động viên nhau sau khi khỏi bệnh sẽ trở thành những "chiến binh" có thể chăm sóc cư dân tốt hơn.

"Giữa đại dịch Covid-19, có thể tồn tại đã là sự may mắn của doanh nghiệp, nếu có lợi nhuận thì đó là điều xa xỉ và tôi xin chúc mừng điều xa xỉ đó đối với những doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực. Doanh nhân chúng tôi nói vui rằng 'nếu chúng ta còn thấy nhau, khôi phục sản xuất là chúng ta đã may mắn hơn rất nhiều doanh nghiệp khác'", ông Thành gửi gắm sự lạc quan thay vì nhìn theo "gam màu xám tiêu cực". 

Cốt lõi vẫn là "tự lực cánh sinh"

Không phủ nhận sự hỗ trợ của Nhà nước giữ vai trò rất lớn trong việc tạo động lực giúp các doanh nghiệp “trở lại cuộc đua”, từng bước phục hồi, song CEO Meet More Coffee Nguyễn Ngọc Luận cho rằng cốt yếu vẫn nằm ở sự nỗ lực của chính doanh nghiệp.

"Chính sách của Chính phủ dành chung cho toàn khối doanh nghiệp, nhưng có tiếp cận được nó hay không còn phụ thuộc vào nội lực của từng doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp sẽ biết được 'bệnh' của mình để từ đó vận dụng chính sách nào cho phù hợp", ông Luận nêu quan điểm.

doanh nhan no luc tim diem sang giua cuoc khung hoang chua tung co tien le hinh 6

Để phục hồi và phát triển, yếu tố cốt lõi vẫn nằm ở sự nỗ lực của chính doanh nghiệp

Trong khi đó, ông Phạm Phú Trường, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP. HCM cho rằng, chính sách chống dịch và phục hồi phải nhất quán cấp quốc gia vì không gian phát triển của doanh nghiệp luôn hướng tới cấp quốc gia và toàn cầu.

Do đó, ông Trường kiến nghị nhanh chóng loại bỏ tư duy cũ, thay bằng chính sách "luật không cấm thì được làm". Chính quyền cần để doanh nghiệp tham gia đóng góp chính thức, trực tiếp trong xây dựng chiến lược, khôi phục và phát triển kinh tế. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của doanh nhân.

Nhìn nhận doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và rất cần “bơm oxy vốn”, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất sử dụng nguồn vốn từ những dự án đầu tư công đã được Quốc hội thông qua mà sẽ thực hiện trong 1 - 2 năm; cân đối nợ dự trữ ngoại hối tạo nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp.

Về phía ngân hàng, ông Hồng Anh kiến nghị ban hành chính sách chung cho doanh nghiệp giãn nợ 6 - 12 tháng, trừ một số ngành nghề không bị ảnh hưởng như sắt thép. Đồng thời, ngân hàng và chính quyền địa phương cần xây dựng các đường dây nóng để giải đáp, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

(CLO) Nền kinh tế Phú Quốc trong năm 2023 đã có những bứt phá ấn tượng. Tổng thu ngân sách toàn tỉnh Kiên Giang năm 2023 đạt 15.120 tỉ đồng, trong đó Phú Quốc đóng góp 51,7%, doanh thu từ du lịch Phú Quốc chiếm 85% toàn tỉnh. Trên đà tăng trưởng của kinh tế, thị trường bất động sản Phú Quốc có sự khởi sắc. Đáng chú ý, bất động sản đảo ngọc ghi nhận sức hút lớn của bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

(CLO) Các nhà quản lý danh mục đầu tư đã đặt cược rằng giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu sẽ tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng, dự kiến sẽ tiếp tục biến động khi khối hiện đang bắt đầu dự trữ nguồn cung cho mùa đông tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

(CLO) Người đứng đầu công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã kêu gọi các nước EU giúp bảo vệ các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của họ khỏi một loạt các cuộc tấn công gần đây của Nga để quốc gia này có thể tiếp tục góp phần “hạ nhiệt” giá nhiên liệu trên khắp lục địa.

Thị trường - Doanh nghiệp
23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp