Doanh nhân Tăng Bá Cường- Chủ tịch HĐQT Công ty CP XS và TM Phúc Tiến- Vĩnh Phúc: Không khoanh tay để bất công hại mình

Thứ sáu, 03/04/2015 12:38 PM - 0 Trả lời

Doanh nhân Tăng Bá Cường- Chủ tịch HĐQT Công ty CP XS và TM Phúc Tiến- Vĩnh Phúc: Không khoanh tay để bất công hại mình

Cống hiến vì một xã hội công bằng

Chúng tôi đến nhà riêng của doanh nhân Tăng Bá Cường tại khu đô thị mới Định Công (Hà Nội) vào một buổi chiều muộn. Giọng nói sang sảng, cộng với phong thái hoạt bát và luôn vui vẻ khó ai có thể biết, ông Cường năm nay đã 64 tuổi. Bên bàn trà, chúng tôi ngồi trò chuyện về cuộc đời và triết lí cuộc sống của người doanh nhân từng một thời là sĩ quan tăng, thiết giáp này.

Báo Công luận
Doanh nhân Tăng Bá Cường suốt cuộc đời chiến đấu vì sự công bằng cho xã hội.

Năm 1970, chàng thanh niên Tăng Bá Cường lên đường nhập ngũ. Vì vừa tốt nghiệp trung cấp cơ khí nên ông đã được nhận vào một đơn vị tăng, thiết giáp. Cùng với đơn vị, ông Cường đã trải qua hết chiến tranh giải phóng Miền Nam, chiến dịch Biên giới Tây Nam và chiến dịch Biên giới Phía Bắc. Gần 30 năm tuổi trẻ, khát vọng tìm kiếm sự công bằng của ông đã cống hiến cho quân ngũ. Đến năm 1996, ông xuất ngũ trong niềm tự hào, vì mình đã hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng với tổ quốc và đạt được đúng mục tiêu của cuộc sống là đòi lại sự công bằng cho dân tộc, cho đất nước và cũng là cho chính gia đình mình.

Sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công bằng xã hội theo cơ chế thị trường. Cơ chế xin cho, chủ nghĩa bình quân dần được xóa bỏ. Cơ chế phân phối theo lao động được xác lập. Trên cơ sở của cơ chế thị trường, người nào có cống hiến cho xã hội đến đâu thì được hưởng đến đó. Quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu xuất hiện. Thấy xã hội đổi mới, Tăng Bá Cường nóng lòng muốn phát triển sản xuất kinh doanh làm giàu cho gia đình, cho đất nước. Ông cho rằng, cần phải phát triển sản xuất kinh doanh để tạo công ăn việc làm cho thanh niên, tạo cơ hội cho họ đóng góp và phát huy hết khả năng để tận hưởng thành quả của độc lập tự do. Đây chính là đòi hỏi công bằng của mỗi người dân sống trên một đất nước hoà bình. Chính vì vậy, rời khỏi quân đội là ông bước vào kinh doanh ngay.

Ông bắt đầu với một cơ sở kinh doanh vật liệu và sản xuất thiết bị cơ khí tại đường Trường Chinh (Hà Nội). Dựa vào chính sách cởi mở, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhà nước thời kì đổi mới, cơ sở đã phát triển khá thuận lợi, nhanh chóng thành một doanh nghiệp có hàng chục lao động với thu nhập ổn định.

Để mở rộng sản xuất, năm 2002 ông đã chuyển vào đầu tư tại khu công nghiệp Quang Minh (tỉnh Vĩnh Phúc). Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng mở rộng sang thiết kế chế tạo sản xuất kết cấu thép khung nhà tiền chế, cầu cống giao thông, cấu kiện thép, tấm lợp kim loại màu. Lúc cao điểm, doanh nghiệp có tới 160 cán bộ công nhân viên. Hiện nay, do suy giảm kinh tế, chỉ còn chưa đầy 100 cán bộ công nhân viên.

“Một trong những điều mà tôi quan tâm hàng đầu là yếu tố con người trong doanh nghiệp. Tất cả từ công nhân đến cán bộ công ty đều được trao các cơ hội để phát triển. Họ được làm những gì phù hợp với năng lực và hưởng đúng những thành quả mà họ đã làm ra. Mỗi người trong doanh nghiệp đều được khai thác mọi tiềm năng dù nhỏ nhất để họ phát huy khả năng đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung”. Doanh nhân Tăng Bá Cường cho biết như vậy. Ở công ty của ông, lương cán bộ công nhân viên luôn đảm bảo cuộc sống nên mọi người đều có tinh thần gắn bó lâu dài vì sự phát triển của doanh nghiệp.

“Cái khó bó cái khôn”

Theo lời mời gọi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty Phúc Tiến cùng 40 doanh nghiệp vào cụm công nghiệp Quang Minh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh từ đầu năm 2002 - 2003. Các doanh nghiệp đã đền bù giải phóng mặt bằng cho bà con nông dân phần đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hạ tầng bên ngoài. Bản thân Công ty Phúc Tiến đã đầu tư khoảng 300 triệu đồng hạ tầng bên ngoài đất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2004, tỉnh Vĩnh Phúc đã đồng ý cho Công ty Đầu tư hạ tầng Nam Đức vào làm chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Quang Minh.

Bằng một quyết định hành chính của cá nhân một lãnh đạo tỉnh bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp tiền cho một doanh nghiệp khác là Công ty Nam Đức. Đây không còn là quan hệ thương mại mua sản phẩm, dịch vụ hạ tầng mà là cưỡng ép doanh nghiệp phải mua thứ họ không được trả giá, không biết sản phẩm dịch vụ họ mua là cái gì. Chúng tôi thật sự khó hiểu khi Công ty Nam Đức hành xử cứ như họ là cơ quan quản lý nhà nước. Họ muốn làm gì cũng được mà chẳng cần tuân theo pháp luật. Khi bị các doanh nghiệp phản đối thì Công ty Nam Đức lại bịt cổng ra vào, bịt đường nước thải của các doanh nghiệp.

Đã nhiều năm liền các doanh nghiệp liên tục kiến nghị nhưng chỉ toàn nhận được những lời hứa và cách giải quyết hời hợt. Hết năm này đến năm khác, nỗi bức xúc của các doanh nghiệp không được giải toả mà cứ dồn nén khiến nhiều doanh nghiệp chán nản. Lợi ích của doanh nghiệp không được bảo đảm trong khi các nghĩa vụ như thuế, phí vẫn phải nộp đủ.

Ông Cường bộc bạch, tôi thấy rất buồn vì những chính sách đổi mới thời kì mở cửa tự do cạnh tranh, phân phối theo khả năng lao động đang bị bóp méo. Hiện nay, chúng ta đang vấp phải một nguy cơ làm mất công bằng xã hội là nạn tham nhũng và sự can thiệp của những nhóm lợi ích. Chúng đã biến trắng thành đen, phá hoại sự ổn định xã hội, đảo lộn sự phân phối theo lao động… Khi doanh nghiệp và người dân bức xúc thì họ chẳng còn muốn làm ăn, chẳng muốn đầu tư nữa.

Sự việc của Công ty Phúc Tiến và một số doanh nghiệp tại KCN Quang Minh chỉ là một trong nhiều bất cập, mất công bằng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang phải đương đầu. Chúng ta đã có cơ chế thị trường nhưng nhiều sự mất công bằng mới nảy sinh. Không phải ai có năng lực, có tài, có đức đều đã được phát huy hết khả năng. Ngược lại, có những người không có tài, không có đức lại giàu lên nhanh chóng. Sự phân tầng xã hội đang diễn ra sâu sắc.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang khiến nhiều người dân mất đất vì làm thuỷ điện, khu công nghiệp, khu đô thị nhưng chưa hẳn đã được hưởng thành quả của quá trình này. Nhiều người vẫn không có việc làm hay các vấn đề công bằng trong giáo dục và y tế vẫn còn là một nỗi nhức nhối chung của xã hội.

“Tôi từng là một người lính. Những người như chúng tôi chỉ dừng đấu tranh khi không còn bất công. Vợ chồng tôi vẫn là chủ doanh nghiệp. 3 người con tôi mỗi người cũng đều là chủ một doanh nghiệp. Chúng tôi vẫn làm giàu và chiến đấu với những bất công mà chúng tôi gặp phải trên con đường kinh doanh của mình. Khoanh tay ngồi nhìn bất công cũng là tự hại mình”.

KIm Thanh - Bá Tú

Tin khác

Giải mã sức hút từ sản phẩm bất động sản MIK Group phát triển

Giải mã sức hút từ sản phẩm bất động sản MIK Group phát triển

(CLO) Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.

Bất động sản
Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

(CLO) Đó là chia sẻ của Vinamilk khi khởi đầu hành trình Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm nay với chuyến đi đến với gần 1.500 trẻ em vùng cao tỉnh Điện Biên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

(CLO) Sau 11 năm, NHNN tiếp tục đưa ra phương án đấu thầu vàng miếng, tuy nhiên, trong lần đấu thầu này có nhiều điểm khác biệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng SJC

8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu sáng nay (14/5) đã có 8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng, mức giá cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân 'góp' vào nhưng không được giám sát

Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân "góp" vào nhưng không được giám sát

(CLO) Theo Hội bảo vệ người tiêu dùng, bản chất Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người tiêu dùng góp vào. Tuy nhiên, hiện nay không có cơ chế tham gia giám sát của người tiêu dùng để bảo đảm sử dụng đúng và hiệu quả Quỹ này.

Thị trường - Doanh nghiệp