Độc đáo hệ thống giếng Chăm ở Hà Tĩnh

Thứ hai, 05/09/2022 11:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với mật độ giếng Chăm rất dày ở Hà Tĩnh cho thấy, miền đất này trước khi trở thành đất Đại Việt đã có rất nhiều người Chăm sinh sống.

Bảo tàng Hà Tĩnh vừa tiến hành khảo sát hệ thống 12 giếng cổ tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà.

Ông Trần Phi Công, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, trong số 12 giếng cổ này có 11 giếng cấu trúc hình vuông và 1 giếng cấu trúc hình tròn, phân bố tại 6 thôn.

Đặc điểm chung của các giếng cổ ở Hồng Lộc là đều nằm ở gần đường cái hoặc ở rìa làng, trước đây, gần giếng có nhiều loại cây cổ thụ. Kỹ thuật đào giếng và tìm mạch nước tốt của người Chăm thể hiện khá rõ trong hệ thống 12 giếng cổ này. Đó là giếng có hình vuông, được kè đá, gạch và cách dùng đáy lót gỗ để lấy mạch nước ngầm...

doc dao he thong gieng cham o ha tinh hinh 1

Ở Hà Tĩnh hiện còn khá nhiều giếng cổ của người Chăm

Tuy thời gian xây dựng đã lâu, qua quá trình sinh hoạt của người dân, đa phần các giếng đã được cải tạo nhưng vẫn giữ được những nét nguyên bản vốn có. Đây là những tư liệu quý giúp ích cho quá trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa làng xã ở Hà Tĩnh.

Trước đó, hồi năm 2012, các nhà nghiên cứu Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Hà Tĩnh đã có đợt thám sát thực địa để tìm hiểu về hệ thống giếng tại 3 huyện Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Sau đó đã phát hiện được nhiều giếng cổ mà theo nghiên cứu cho thấy đều có liên quan đến văn hóa Chăm.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học Việt Nam), hình thái cơ cấu của các giếng này chủ yếu là hình vuông, một số ít là hình tròn và cũng có nhiều giếng đã được bà con cư dân cải tạo lại hình dáng do bị xuống cấp.

Tên của giếng được đặt khá phong phú và gần như gắn với tập tục văn hóa của địa phương. Tiêu biểu trong đó, có một giếng vuông ở xóm 7, xã Kỳ Thịnh (huyện Kỳ Anh) có tên gọi là giếng Lòi. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông cho rằng, điều này khá phù hợp vì người Việt miền Trung vẫn gọi người Chăm là Lòi, Lồi hay Hời.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông cũng cho biết, các giếng cổ trên địa bàn Hà Tĩnh đều có đặc điểm chung là hình vuông, có một số giếng đã được cải tạo thành hình tròn, song vẫn quan sát rõ đáy giếng hình vuông, xếp đá. Độ sâu của những giếng này dao động từ 3-6m tùy theo địa hình thấp hay cao. Nước giếng rất ngon và không bao giờ cạn kiệt, mỗi giếng phục vụ nước sinh hoạt cho một cộng đồng chừng 30-40 hộ

Theo các nhà khoa học, với mật độ giếng rất dày ở Hà Tĩnh cho thấy, miền đất này trước khi trở thành đất Đại Việt đã có rất nhiều người Chăm sinh sống, thậm chí, sau thế kỷ X, vào thế kỷ XI, XII thì vùng này vẫn còn nhiều người Chăm.

doc dao he thong gieng cham o ha tinh hinh 2

Giếng Chợ ở thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc vẫn còn giữ được nét nguyên bản với cấu trúc đặc trưng hình vuông

doc dao he thong gieng cham o ha tinh hinh 3

Độ sâu của giếng từ 3-6m, nước giếng không bao giờ cạn kiệt

doc dao he thong gieng cham o ha tinh hinh 4

Kỹ thuật đào giếng của người Chăm thể hiện khá rõ ở phần thành giếng được kè bằng đá

doc dao he thong gieng cham o ha tinh hinh 5

Các giếng cổ đều nằm ở gần đường cái hoặc ở rìa làng

doc dao he thong gieng cham o ha tinh hinh 6

Giếng Ngọt ở thôn Trung Sơn, xã Hồng Lộc được cho là có tên này bởi có nguồn nước ngọt tốt

doc dao he thong gieng cham o ha tinh hinh 7

Các giếng cổ trên địa bàn Hà Tĩnh đều có đặc điểm chung là hình vuông, tuy nhiên, một số giếng đã được cải tạo thành hình tròn

Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ cũng cho rằng, phía Nam Hà Tĩnh từ thời Lý, Trần (thế kỷ X - XIV) là địa bàn giao thoa của nền văn hóa Chăm và Đại Việt.

Hiện nay, ở Trung Trung bộ và Nam Trung bộ, vùng đất Chăm Pa cũ, các giếng vuông của người Chăm gần như bị bỏ và lấp đi, do đó, kỹ thuật đào giếng và tìm mạch nước tốt của người Chăm cùng với hệ thống giếng của họ là một di sản văn hóa cần được quan tâm, gìn giữ.

Được biết, cùng với việc mở rộng khảo sát các giếng cổ vùng lân cận trong thời gian tới, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đang đề nghị UBND tỉnh và các cơ quan chức năng lập hồ sơ xếp hạng, khoanh vùng bảo vệ di sản giếng cổ người Chăm.

T.Toàn (Nguồn ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Bình Luận

Tin khác

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

(CLO) Mới đây, tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài Tăng thống - Tiến sĩ Sayadaw Sandimar Bhivamsa - Bậc Đại Thiện Trí Cao Thượng, Bậc Đại Xiển Dương Chánh Pháp Cao Thượng; cùng Tăng đoàn Myanmar đã đến thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Phật đản.

Đời sống văn hóa
Nghệ sĩ góp tiếng nói để phát triển sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

Nghệ sĩ góp tiếng nói để phát triển sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

(CLO) Chiều 20/5, tại TP Hải Phòng, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao Hải Phòng tổ chức Toạ đàm “Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024.

Đời sống văn hóa
Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

(CLO) Cứ bốn năm tổ chức một lần (từ 12 đến 14 tháng tháng Tư âm lịch), lễ hội vật cầu nước thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang lại diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, thú vị. Tại sân đình làng, 16 trai tráng cởi trần, đóng khố đua nhau đưa quả cầu gỗ 20 kg vào hố của đội bạn.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

(CLO) Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc “Bài ca Điện Biên”.

Đời sống văn hóa
Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

(CLO) Sau 4 ngày tổ chức từ ngày 16/5 đến ngày 19/5/2024, tối 19/5, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 đã chính thức khép lại bằng chương trình bế mạc đầy ấn tượng, thú vị và trở thành dư âm không thể nào quên trong lòng người dân cũng như du khách trong nước và quốc tế.

Đời sống văn hóa