Độc đáo lễ Ban Sóc triều Nguyễn

Chủ nhật, 01/01/2023 07:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong những hoạt động chào đón năm mới 2023 và Tết Quý Mão, vào ngày 1/1/2023, tại Ngọ Môn Huế sẽ diễn ra nghi thức tái hiện lễ Ban Sóc.

Người xưa soạn lịch như thế nào?

Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt, đó là xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ, xem lịch để biết sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, trước thời Nguyễn, việc làm lịch của nước ta chủ yếu căn cứ vào phép làm lịch của Trung Quốc, như thời Lê, lịch Đại Việt của ta tham khảo lịch Đại Thống của nhà Minh (Trung Quốc), lúc này tên gọi là Lịch Vạn Toàn.

doc dao le ban soc trieu nguyen hinh 1

Lễ Ban sóc dưới triều Nguyễn. Ảnh tư liệu Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Đến thời vua Gia Long (1802-1819), triều Nguyễn lập ra Khâm Thiên Giám và giao cho cơ quan này tham khảo sách Đại Thanh Lịch Tương Khảo Thành (do Nguyễn Hữu Thận đi sứ Trung Quốc mang về) đồng thời tham chiếu cả lịch phương Tây để soạn ra lịch của triều đình.

Khâm Thiên Giám được cấp 15 bộ sách về thuật số, phong thuỷ, vật lý... cùng gần 40 dụng cụ liên quan đến việc xác định, đo lường như ống ngắm, bàn xem hướng gió, dụng cụ đo bóng mặt trời... Tất cả những thiết bị này phục vụ cho những việc như làm lịch, xem giờ, báo giờ, chọn ngày giờ, dự đoán thời tiết.

Theo quy định của triều đình, vào tháng 2 âm lịch, Khâm Thiên Giám đã bắt đầu tính toán để tiến hành làm lịch cho năm sau. Vào tháng 5, bản thảo sẽ được hoàn thành.

Khâm Thiên Giám sẽ trực tiếp in và cấp phát lịch ở kinh đô cùng các tỉnh phía nam đến Khánh Hoà, phía bắc đến Thanh Hoá. Còn các tỉnh từ Ninh Bình trở ra, từ Bình Thuận trở vào sẽ do hai tỉnh Nam Định và Hà Nội phụ trách cấp phát lịch theo mẫu do Khâm Thiên Giám cung cấp.

Thông thường, một cuốn lịch có kích thước khoảng 15,5 x 24cm in trên các loại giấy như giấy nguyên giáp, giấy sơn bổi (đều là những loại giấy gió với chất lượng khác nhau), tuỳ theo loại lịch mà in.

doc dao le ban soc trieu nguyen hinh 2

Bìa và trang đầu cuốn Ngự lịch phát hành năm Quý Mùi 1883 vào cuối triều Tự Đức. Bìa bằng lụa thêu hình long vân, trên có hai chữ Ngự lịch, ruột chữ Hán bằng bản khắc. Ảnh: Nguyễn Phước Hải Trung

Ngự lịch chỉ dùng cho vua, long lịch, phượng lịch dùng cho các miếu, điện trong Hoàng gia, quan lịch cấp cho các quan và cuối cùng là công lịch phát cho dân.

Loại Ngự lịch có bìa bằng lụa vàng thêu hoa văn long vân, mặt giữa có thêu hoặc viết hai chữ Ngự lịch. Các loại lịch khác như quan lịch, công lịch thì dùng bìa vàng giấy cứng, chỉ in chữ bìa màu đỏ...

Từ khoảng năm 1810, các cuốn lịch hàng năm được ra đời và phân phối rộng khắp từ triều đình, hoàng gia, quần thần cho đến nhân dân cả nước.

Nghi lễ Ban Sóc được tái hiện tại Ngọ Môn

Lễ Ban Sóc được tổ chức quy mô vào đầu triều Minh Mạng. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng cung để cho Hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng.

Lễ Ban Sóc trước đây vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa. Tuy nhiên, bắt đầu vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên lễ Ban Sóc được hoàng đế Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn, vì việc ban lịch không chỉ dành cho triều đình sử dụng mà được ban ra đến tận thần dân và để khác với các nghi tiết đại triều khác được tổ chức ở điện Thái Hòa.

Trong sách Khâm định Đại nam hội điển sự lệ có chép, vua Minh Mạng định rằng: "Lễ Ban Sóc có khác với ba tiết lớn. Nay đổi định: từ nay về sau làm lễ Ban Sóc ở trước cửa Ngọ Môn".

Một số hình ảnh lễ Ban sóc do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tái hiện. Ảnh: TT

doc dao le ban soc trieu nguyen hinh 3
doc dao le ban soc trieu nguyen hinh 4
doc dao le ban soc trieu nguyen hinh 5

Sau 180 năm, từ năm 2021, lễ Ban Sóc đã được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa với những nghi thức thời xưa.

Theo ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, vào ngày 1/1/2023, tại Ngọ Môn Huế cũng sẽ diễn ra nghi thức tái hiện lễ Ban Sóc do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thực hiện.

Tái hiện Lễ Ban Sóc là tái hiện tinh thần nhân văn của người xưa và là dịp để du khách cùng người dân Huế cùng trải nghiệm với di sản cố đô Huế trong ngày đầu năm mới.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất

Bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.

Đời sống văn hóa
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gốm Việt

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gốm Việt

(CLO) Hội thảo mang tới nhiều thông tin về gốm Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình

(CLO) Ngày 18/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình phối hợp chùa Bái Đính long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm vườn nho hạ đen trĩu quả ở ngoại thành Hà Nội

Trải nghiệm vườn nho hạ đen trĩu quả ở ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những năm gần đây, người dân trồng nho hạ đen ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã kết hợp việc nuôi trồng thông thường với du lịch, đem lại nhiều lợi nhuận và thu hút du khách gần xa tới trải nghiệm.

Đời sống văn hóa
Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

(CLO) Chương trình quảng diễn đường phố "Quê hương mùa Sen nở" diễn ra sôi động với sự tham gia trình diễn của gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân.

Đời sống văn hóa