Độc đáo sắc màu chợ phiên Bảo Lạc

Thứ bảy, 12/11/2022 15:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chợ phiên Bảo Lạc với vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo là những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến Cao Bằng.

Bảo Lạc một huyện vùng cao của tỉnh Cao Bằng, nằm thu mình bên dòng sông Gâm, sông Neo thơ mộng. Ở Bảo Lạc, nhịp thời gian được tính bằng những phiên chợ. Chợ họp vào mồng 5 và mồng 10 hàng tháng, cứ 5 ngày một phiên.

Cách thành phố Cao Bằng 150km, để đến được Bảo Lạc phải đi mất nửa ngày, qua những con đường quanh co, đồi dốc, trùng điệp núi cao và những vực sâu hun hút gió.

Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội để du khách thả hồn ngắm nhìn những ngọn núi xanh cao ngất và từng áng mây trắng bồng bềnh trôi sà xuống lưng chừng núi và những thửa ruộng bậc thang rực rỡ vàng óng, đẹp như tranh vẽ nơi triền núi.

doc dao sac mau cho phien bao lac hinh 1

Một góc chợ phiên Bảo Lạc. Ảnh: Báo Cao Bằng

Chợ Bảo Lạc nằm trên một con phố nhỏ giữa trung tâm thị trấn với một bên là bờ sông Gâm, một bên là dãy nhà nhỏ dựa vào vách núi.

Ngày áp phiên, không khí nhộn nhịp đã đến từng ngôi nhà, từng ngõ nhỏ. Từ khi mặt trời chưa nhô lên, khi những lớp sương mờ mờ còn quấn quanh các sườn núi, từng tốp người kéo nhau về họp chợ.

Bây giờ, chợ phiên Bảo Lạc đã khác xưa, không còn cảnh người ngủ qua đêm chờ trời sáng và không có người trên núi cưỡi ngựa xuống chợ mà thay vào đó đồng bào đến chợ bằng xe máy, hàng hóa cũng đa dạng và phong phú hơn.

Mặc dù vậy, bà con ở các bản người Mông, Dao, Sán chỉ, Lô Lô... vẫn chủ yếu mang theo các nhu yếu phẩm tự làm ra được để trao đổi, mua bán. Là nơi trung chuyển số lượng lớn các mặt hàng của các lái buôn, như: ngô, bún khô, hà thủ ô, trâu, bò, lợn... nên chợ phiên Bảo Lạc khá sầm uất, người bán, người mua đều đông.

Chợ phiên Bảo Lạc không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa và cũng là nơi cất giữ cả một kho tàng văn hóa ẩm thực, trang phục… thú vị. Điều đó được hiện diện ngay ở những bộ váy áo phụ nữ các dân tộc với đủ màu sắc, những sạp hàng vải của người Mông, người Tày…

Người đến chợ đủ các lứa tuổi, từ già đến trẻ, đặc biệt là có nhiều nam nữ thanh niên. Những người mẹ, người vợ đi chợ để mua sắm. Các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn... Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn tình tạo nên một khung cảnh vui tươi, đầy màu sắc.

Cũng như nhiều nơi khác, chợ phiên Bảo Lạc có những dãy hàng ăn đông đúc, ồn ào. Nhiều nhất là hàng phở, hàng bún, cơm bình dân, bánh rán, bánh mỳ, hàng kem, hàng chè…

Từ bản về chợ, nhà gần cũng trên chục cây số, nhà xa phải hai đến ba chục cây, vì vậy bữa trưa bà con thường phải ăn tại chợ.

Người vùng cao vốn không cầu kỳ trong chuyện ăn uống. Chỉ cần là vài miếng nội tạng lợn hay con cá nướng giòn, miếng thịt bò được sấy khô, có khi chỉ là tóp mỡ rang khô... là đã đủ cho người đàn ông chếch choáng trong men rượu ngô thơm nồng nơi quán nhỏ.

doc dao sac mau cho phien bao lac hinh 2

Sạp hàng bán trang phục truyền thống các dân tộc tại chợ phiên. Ảnh: TĐ

doc dao sac mau cho phien bao lac hinh 3

Bà con mang đến chợ những mặt hàng nông, lâm sản

doc dao sac mau cho phien bao lac hinh 4

Cảnh mua bán tấp nập. Ảnh: TĐ

doc dao sac mau cho phien bao lac hinh 5

Phiên chợ còn là nơi gặp gỡ người thân, bạn bè...

doc dao sac mau cho phien bao lac hinh 6

Ăn quà ở chợ phiên cũng là một nét văn hóa vùng cao. Ảnh: CL

Khi những tia nắng khuất dần sau đỉnh núi, những mẹt hàng đã hết, rượu đã cạn chai, người dân lần lượt ra về, để lại sự yên tĩnh nơi phố núi. Ai nấy đều vui vẻ, hài lòng sau buổi đi chơi chợ hay sau một ngày ngày thu nhập khá để rồi tự hẹn với mình vào phiên chợ sau.

Cứ vậy, chợ phiên Bảo Lạc xưa giờ vẫn được coi là nơi hội tụ của những nét văn hóa, phong tục, tập quán đậm đà bản sắc, được đồng bào gìn giữ, bảo tồn... Đến với chợ phiên, du khách sẽ được trải nghiệm một không gian văn hóa đầy tính cộng đồng - một nét đẹp vùng cao đặc sắc.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

“Đất nước trọn niềm vui”: Hạnh phúc vô biên ngày non sông anh hùng hoàn toàn giải phóng

“Đất nước trọn niềm vui”: Hạnh phúc vô biên ngày non sông anh hùng hoàn toàn giải phóng

(CLO) "Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay! Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông... Ôi, hạnh phúc vô biên, hát nữa đi em những lời yêu thương!"- Cảm xúc dào dạt lên tới cao trào, bỗng bật ra giọng Hò Đồng Tháp của chị văn công Giải phóng năm nào, hình tượng tiêu biểu của con người miền Nam tôi vẫn hằng ấp ủ trong tim, cứ vút cao đưa tâm hồn tôi bay lên, say trong không gian của non sông anh hùng ngày hoàn toàn giải phóng!”.

Đời sống văn hóa
TP Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5

TP Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5

(CLO) TP Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa tại các bảo tàng và điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Đời sống văn hóa
Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca vang mãi” được dàn dựng công phu, hoành tráng, âm thanh, ánh sáng hiện đại, cùng những câu chuyện lay động cảm xúc khán giả...

Đời sống văn hóa
Khai mạc Lễ hội du lịch biển 'Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca'

Khai mạc Lễ hội du lịch biển "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

(CLO) Tối 29/4, UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa