Độc đáo trò diễn diệt Giao Long tại Lễ hội làng Lệ Mật

Thứ ba, 09/05/2023 19:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ hội truyền thống làng Lệ Mật năm 2023 được tổ chức với những hoạt động độc đáo, mang đậm bản sắc truyền thống là Lễ Đả Ngư, trò diễn diệt Giao Long và lễ rước Thập Tam trại.

Ngày 9/5, Lễ hội truyền thống làng Lệ Mật năm 2023 - “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã diễn ra tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội.

Lễ hội năm nay cũng là dịp kỷ niệm 980 năm Đức Thánh Lệ Mật mang dân sang khai hoang lập Thập Tam trại phía Tây thành Thăng Long.

doc dao tro dien diet giao long tai le hoi lang le mat hinh 1

Màn diễn tái hiện sự tích chàng trai Lệ Mật xả thân đánh Giao Long. Ảnh: QĐND

Lễ hội truyền thống Lệ Mật năm 2023 được tổ chức với các hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc truyền thống, nét độc đáo. Trong đó, phần lễ được tổ chức trang nghiêm, đảm bảo các nghi thức tế lễ truyền thống gồm: Lễ rước nước, lễ rước văn, lễ dâng hương của 19 dòng họ…

Đặc biệt, tại Lễ hội truyền thống làng Lệ Mật có ba hoạt động lớn, rất quan trọng với những đặc trưng riêng, độc đáo là Lễ Đả Ngư, trò diễn diệt Giao Long và lễ rước Thập Tam trại.

Lễ Đả Ngư (đánh cá ở giếng làng) bắt nguồn từ sự tích chàng trai Lệ Mật xả thân đánh Giao Long, cứu xác công chúa nhà Lý.

Tương truyền, xưa kia có một chàng thanh niên người làng Lệ Mật đã tìm được ngọc thể công chúa nhà Lý sau khi bị thủy quái làm đắm thuyền chết đuối. Vua ban thưởng gấm vóc, vàng bạc nhưng chàng từ chối và chỉ xin đưa dân nghèo Lệ Mật cùng mấy làng quanh đó sang vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long khai khẩn, làm trang trại.

Vùng đất ấy dần trở nên trù phú, mở rộng thành 13 trại ấp mà sách sử gọi là khu "Thập Tam trại". Hàng năm, người dân làng Lệ Mật mở hội từ ngày 20 đến 24-3 âm lịch để tưởng nhớ chàng trai Lệ Mật (Thành hoàng làng Lệ Mật), người có công khai hoang lập ấp.

Lễ Đả ngư là màn trình diễn tâm linh, qua đó gửi lời ước nguyện, tri ân đối với vị Thành hoàng làng. Ước nguyện ấy được tin rằng ứng nghiệm vào đêm trước đánh cá, trời thường vận mưa khiến cá chuyển từ Hồ Tây về giếng Ngọc. Nhân dân địa phương ai cũng tin rằng cá của công chúa gửi về bao giờ cũng được đánh dấu bằng chấm đỏ hoặc ngả vàng trên lớp vảy.

Tiếp đến là trò diễn diệt Giao Long, mô tả và tái tạo theo Thần tích Đức Thánh Thành hoàng Lệ Mật. Đây là điệu múa Rắn độc đáo ở sân đình. Con rắn khổng lồ được làm bằng nan tre lợp vải, tượng trưng cho loài thủy quái đã bị chàng trai Lệ Mật dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục.

Các thanh niên khỏe mạnh trong làng được chọn vào đội múa Rắn và đóng chàng trai Lệ Mật. Một thiếu nữ xinh đẹp cũng được tuyển chọn để đóng vai công chúa. Nhạc múa là dàn bát âm và tiếng trống nhịp đôi kết hợp dồn dập, náo nức.

Cuối cùng là lễ rước Thập Tam trại, lễ tục này là dịp con cháu làng Lệ Mật (dân cư “Cựu quán”) và con cháu đi xa khai hoang bên Kinh đô (dân “Kinh quán”) gặp gỡ tay bắt mặt mừng, cùng chung niềm vui, ôn lại trang sử dựng làng đầy gian nan thuở nào và cùng nhau hứa hẹn giữ trọn mối tình quê hương gắn bó…

doc dao tro dien diet giao long tai le hoi lang le mat hinh 2

Lễ Đả Ngư trong Lễ hội truyền thống Lệ Mật 2023. Ảnh: QĐND

doc dao tro dien diet giao long tai le hoi lang le mat hinh 3

Phần lễ trong ngày khai hội được tổ chức trang nghiêm, đảm bảo các nghi thức tế lễ truyền thống. Ảnh: KTĐT

doc dao tro dien diet giao long tai le hoi lang le mat hinh 4

Phần hội với trọng tâm là các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian… và các hoạt động văn hoá văn nghệ

Ngày nay, các đoàn của Thập Tam trại từ quận Ba Đình và quận Đống Đa về đây dâng hương hoa lễ vật tri ân Đức Thánh - người đã có công khai sinh ra vùng đất mình đang định cư.

Phần hội với trọng tâm là các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian… và các hoạt động văn hoá văn nghệ, các hội thi hội diễn của nhân dân.

Năm nay, Lễ hội truyền thống làng Lệ Mật được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 9 đến hết ngày 12/5/2023 (tức ngày 20 đến 23/3 âm lịch).

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất

Bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.

Đời sống văn hóa
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gốm Việt

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gốm Việt

(CLO) Hội thảo mang tới nhiều thông tin về gốm Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình

(CLO) Ngày 18/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình phối hợp chùa Bái Đính long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm vườn nho hạ đen trĩu quả ở ngoại thành Hà Nội

Trải nghiệm vườn nho hạ đen trĩu quả ở ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những năm gần đây, người dân trồng nho hạ đen ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã kết hợp việc nuôi trồng thông thường với du lịch, đem lại nhiều lợi nhuận và thu hút du khách gần xa tới trải nghiệm.

Đời sống văn hóa
Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

(CLO) Chương trình quảng diễn đường phố "Quê hương mùa Sen nở" diễn ra sôi động với sự tham gia trình diễn của gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân.

Đời sống văn hóa