Đổi mới giáo dục: Phải đổi mới căn bản, toàn diện tư duy

Thứ bảy, 26/08/2023 16:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Muốn thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục trước hết phải thay đổi lối tư duy cũ, nếu không khó có thể đổi mới thành công.

Sự kiện: Giáo dục

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được đánh giá là một bước tiến thay đổi căn bản, toàn diện việc dạy và học, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh theo hướng hiện đại. Nhưng công cuộc đổi mới chưa bao giờ là dễ dàng. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018, muốn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thì trước hết, phải đổi mới căn bản, toàn diện tư duy.  Làm cái mới với tư duy cũ thì không thể thành công.

+ Thầy đánh giá thế nào trước quan điểm cho rằng nên giao Bộ GD-ĐT biên soạn bộ sách giáo khoa riêng  theo chương trình phổ thông mới, việc này sẽ ảnh hưởng gì đến bối cảnh xã hội hoá giáo dục như thế nào?

- GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước khi quyết định một vấn đề thì chúng ta phải xoá tan những đám hoả mù vô tình hoặc hữu ý bao phủ lên đối tượng để thấy rõ sự thật.

doi moi giao duc phai doi moi can ban toan dien tu duy hinh 1

Có người lo rằng để doanh nghiệp làm sách, liệu có đảm bảo an ninh chính trị - tư tưởng hay không?  Lo lắng này không có cơ sở, vì sách được biên soạn theo Chương trình của Bộ GD&ĐT, có hội đồng thẩm định và được Bộ trưởng phê duyệt trước khi phát hành. Bên cạnh đó, tất cả sách, dù do tổ chức, cá nhân nào biên soạn, cũng đều phải được các nhà xuất bản duyệt mới được xuất bản và phát hành.

Có người lại lo rằng xã hội hoá thì có bảo đảm an toàn trong khâu phân phối sản phẩm không? Thực tế cho thấy, suốt 4 năm nay, chưa có đơn vị xuất bản nào không cung cấp đủ sách giáo khoa cho các trường. Cung cấp sách giáo khoa đủ cho người tiêu dùng là quyền lợi của đơn vị xuất bản sách. Cho nên, không đơn vị nào lại dại dột để người tiêu dùng không mua được sách giáo khoa.  

Lại có người cho rằng rất khó kiểm soát giá sách giáo khoa, nếu không có một bộ sách “của Nhà nước”. Nhưng lo lắng này là không thực tế vì Luật Giá vừa được Quốc hội sửa đổi đã đưa sách giáo khoa vào mặt hàng được Nhà nước định giá.

Nhiều khi để mù mờ thông tin thì rất khó trả lời được chính xác các câu hỏi, thông suốt thông tin mới có thể quyết định được nên làm gì.

Trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Giáo dục, không có điều nào quy định cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc Bộ GD&ĐT có chức năng tổ chức biên soạn sách giáo khoa.

Việc dựa vào Nghị quyết 88 để biên soạn thêm “bộ sách giáo khoa của Nhà nước” lúc này cũng trái với Nghị quyết 122 của Quốc hội, trong đó quy định rõ: “Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó". 

Về thực tế, chúng ta không nói đến việc không đủ nhân lực làm khi cả 3 bộ sách đều đã lấy hết những chuyên gia đầu ngành. Chỉ biết rằng bây giờ, Bộ GD&ĐT làm bộ sách “của Nhà nước” thì ngân sách nhà nước sẽ thêm tốn kém, chưa kể nếu như vậy chắc chắn tất cả địa phương sẽ chọn lại sách, như vậy hàng nghìn tỷ mà các nhà xuất bản, các doanh nghiệp đã bỏ ra làm sách suốt 4 năm qua sẽ thành giấy vụn.

Đó là chưa kể những vất vả và chi phí liên quan đến một quy trình lặp lại 5 năm liền: giáo viên họp bàn để lựa chọn sách, đi tập huấn hằng năm để dạy sách mới, soạn lại toàn bộ giáo án. Còn phụ huynh học sinh sẽ “kêu trời” vì lãng phí, vì “em không học được sách của anh chị” vân vân và vân vân.

Cuối cùng, tôi xin cảnh báo là việc Bộ GD&ĐT làm một bộ sách giáo khoa “của Nhà nước” lúc này sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là đẩy lùi, thậm chí xoá bỏ xã hội hoá, trái với tất cả các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.

+ Phải chăng đến nay tư duy làm giáo dục của chúng ta vẫn chưa thoát được cái bóng của suy nghĩ cũ? Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần làm gì để chương trình GDPT 2018 đạt được nhiều nhất những kỳ vọng?

- GS Nguyễn Minh Thuyết: Chúng ta phải hiểu giáo dục và nhất quán trong đường lối, tư duy, ủng hộ những con đường mới. Nếu đẽo cày giữa đường thì việc gì cũng không thể thành công.

Viêc cần Bộ GD&ĐT làm ngay lúc này là phát huy được vai trò quản lý nhà nước để điều chỉnh những vấn đề trục trặc như việc lựa chọn sách giáo khoa ở các địa phương, việc tập huấn giáo viên, hướng dẫn dạy tích hợp, đổi mới phương án thi và việc đánh giá kết quả dạy, học nói chung; nếu không, rất khó thực hiện chương trình.

Thực tế hiện nay còn nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện được đúng tinh thần Chương trình GDPT do thiếu nhân lực, cơ sở vật chất; nhiều nơi vẫn để sĩ số học sinh trong lớp quá cao, thiếu trường, đặc biệt là thiếu trường công lập ở các khu đô thị mới.

Còn nhiều việc cần quan tâm hơn là biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của Nhà nước. Để đổi mới giáo dục, việc chúng ta phải bàn là làm sao đào tạo thế hệ trẻ thành những ông Thánh Gióng mới, chứ không nên bàn chuyện: Liệu có ông Thánh Gióng thật không?

Tại phiên giám sát cũng về nội dung này hôm 14/8, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đã đề nghị bỏ đề xuất nói trên. Theo Bộ trưởng, Nhà nước nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, công cụ để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

"Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt. Vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?", Bộ trưởng Sơn đặt câu hỏi.

Cũng theo ông Sơn, việc này khác với nội dung nghị quyết 122 năm 2020. Bộ chỉ tổ chức biên soạn sách khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Thực tế, tất cả môn học đều có sách của các tập thể, cá nhân biên soạn.

Việc Bộ biên soạn một bộ sách nữa không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới.

PV  

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục