Đón bằng công nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới “Hoàng hoa sứ trình đồ” của UNESCO

Thứ ba, 16/10/2018 12:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 16/10, tại nhà văn hóa Xuân Diệu huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận “Hoàng hoa sứ trình đồ” là di sản tư liệu chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Sự kiện: UNESCO

Báo Công luận

Văn nghệ chào mừng 

“Hoàng hoa sứ trình đồ” là cuốn sách cổ của dòng họ Nguyễn Huy (ở xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông.

Đây là bản sao chép tay duy nhất do con cháu dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ tại tư gia ở làng Trường Lưu (xã Trường Lộc, huyện Can Lộc).

“Hoàng hoa sứ trình đồ” là cuốn sách miêu tả một trong những hoạt động ngoại giao của Việt Nam và Trung Hoa trong thế kỷ 18, cụ thể là việc đi sứ của sứ bộ Việt Nam sang Trung Hoa, thể hiện việc giao lưu giữa các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cuốn sách với phần chính là bản đồ ghi chép bằng nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý hiếm về hành trình đi sứ của Sứ bộ Đại Việt thế kỷ 18 do Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765 và 1768 từ các tài liệu của nhiều thế hệ đi sứ trước, đồng thời bổ sung các chi tiết liên quan chuyến đi năm 1766-1767 do ông làm Chánh sứ.

Báo Công luận

“Hoàng hoa sứ trình đồ” được trưng bày tại buổi lễ 

Cuốn sách được vẽ với 3 loại màu, trên giấy dó bằng chữ Hán, sách có khuôn khổ 22x14, đóng theo kiểu xưa gồm 119 tờ.

Nội dung chính của “Hoàng hoa sứ trình đồ” là bản đồ về hành trình đi sứ từ biên giới giữa Việt - Trung qua các châu, phủ, huyện, dịch trạm tới điểm cuối là huyện Tân Thành, Bắc Kinh; ghi chú rõ ràng về quá trình đi sứ: thời gian và địa điểm qua các nơi dừng nghỉ theo lộ trình thủy bộ chiều đi và chiều về; ngày lưu trú và các hoạt động của đoàn sứ bộ; chiều dài của mỗi dịch trạm, chiều dài toàn bộ đường thủy bộ đi sứ; cấu trúc, thời gian xây các cửa cung của Yên Kinh; cùng các ghi chép tỉ mỉ về địa hình sông núi, phong cảnh, con người, và nghi lễ ngoại giao khi qua các địa phương Trung Quốc và Việt Nam.

Đây là tác phẩm quý hiếm và độc đáo, có giá trị nhiều mặt: địa lý, lịch sử, chính trị, ngoại giao...

Báo Công luận

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và đại diện dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu đón bằng công nhận “Hoàng hoa sứ trình đồ” là di sản tư liệu chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO. 

Tại Hội nghị lần thứ 8 tổ chức tại thành phố Gwangju (Hàn Quốc) vào cuối tháng 5/2018, đoàn đại biểu Việt Nam đã bảo vệ thành công hồ sơ ”Hoàng hoa sứ trình đồ” trước Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP), được các nước đánh giá cao là một hồ sơ hiếm, quý, nói về quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ thứ 18, đóng góp vào việc duy trì nền hòa bình giữa các dân tộc trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, “Hoàng hoa sứ trình đồ” của Hà Tĩnh chính thức trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới, với số phiếu 17/17 (100%).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: “Hoàng hoa sứ trình đồ” được công nhận là di sản tư liệu chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO thêm một lần nữa tô đậm những giá trị văn hóa độc đáo mà dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam. Trải qua 20 đời, dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu (Trường Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh) đã đóng góp cho dân tộc 3 danh nhân văn hóa, 2 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và gần 40 viện sỹ, tiến sỹ, giáo sư đầu ngành. Những “tài sản” ấy không chỉ làm rạng danh dòng họ, quê hương mà còn góp phần to lớn vào các thời kỳ dựng xây đất nước.

Báo Công luận

Lễ rước bằng được cử hành sau lễ đón nhận bằng 

Sau lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới “Hoàng hoa sứ trình đồ” của UNESCO, các đại biểu cùng nhân dân đã tổ chức rước Bằng công nhận từ nhà văn hóa Xuân Diệu huyện Can Lộc đến nhà thờ dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu. Trong thời gian này, nhiều hoạt động được tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục về truyền thống văn hóa, truyền thống hiếu học của quê hương Hà Tĩnh; giới thiệu, quảng bá để mọi người hiểu rõ giá trị của di sản. Đồng thời, tiếp tục bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị của “Hoàng hoa sứ trình đồ” và các di sản văn hóa ở Trường Lưu; lập quy hoạch và xây dựng làng văn hóa du lịch Trường Lưu trở thành điểm du lịch hấp dẫn, góp phần vào sự phát triển du lịch và văn hóa Hà Tĩnh.

Tin, ảnh: Trần Phong

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa