Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời:

Đồng hành cùng Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế cho Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019

Thứ bảy, 13/07/2019 15:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời - Sun Symphony Orchestra (SSO) chính thức đồng hành cùng cuộc thi quốc tế đầu tiên của Việt Nam tổ chức về lĩnh vực Violin và Hòa tấu Thính phòng 2019.

Sự kiện: âm nhạc

Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế cho Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019 (VIMC) sẽ được Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (VNAM) tổ chức từ ngày 3/8 đến 11/8/2019 tại Hà Nội.

Sau Cuộc thi Piano Quốc tế Hà Nội đã được tổ chức 4 lần, đây là cuộc thi âm nhạc quốc tế chuyên nghiệp thứ hai của Việt  Nam. Cuộc thi do Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức với sự bảo trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. PGS.TS. Lê Anh Tuấn - Giám đốc Học viện là Trưởng Ban tổ chức, TS. NSƯT Bùi Công Duy, Phó Giám đốc Học viện là Phó Ban tổ chức, Chủ tịch Hội đồng giám khảo quốc tế.

Họp báo Cuộc thi âm nhạc quốc tế cho Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019.

Họp báo Cuộc thi âm nhạc quốc tế cho Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019.

Cuộc thi chia thành hai bảng. Bảng Violin được tăng lên đến 29 thí sinh và bảng Hòa tấu Thính phòng 11 nhóm. Cuộc thi có 4 vòng: vòng loại qua băng video để chọn ra 29 thí sinh (tăng 5 so với quy định do số lượng thí sinh đăng ký quá đông và chất lượng chuyên môn cao) lọt vào vòng thi chính thức (vòng 1), tiếp đến là 12 thí sinh vào bán kết (vòng 2) và 6 thí sinh vào vòng chung kết cho mỗi bảng thi.

Các thí sinh tham dự cuộc thi đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ của 4 châu lục. Đặc biệt, Ban giám khảo của VIMC là những nghệ sĩ rất nổi tiếng và uy tín trên thế giới và Việt Nam. Có thể nói tới NSND Viktor Tretyakov, huyền thoại Violin người Nga, nghệ sĩ piano người Mỹ Max Levinson, nghệ sĩ piano Nhật Bản Chika Murata…

Tổng giá trị của giải thưởng lên đến 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng). Với quy mô và cách thức tổ chức bài bản, cuộc thi hứa hẹn là thông điệp mang tính đột phá, tham vọng hướng ra thế giới của văn hóa và đào tạo nghệ thuật của Việt Nam.

Để đảm bảo những tiêu chuẩn chuyên nghiệp và chuẩn mực của những cuộc thi âm nhạc quốc tế lớn, Ban tổ chức cuộc thi đã mời Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) đồng hành cùng các thí sinh và Ban giám khảo. Cụ thể, dàn nhạc sẽ đệm cho phần thi của các thí sinh thuộc bảng Violin trong vòng Chung kết. Đặc biệt, SSO sẽ trình diễn cùng các thành viên của Ban giám khảo cuộc thi trong 2 sự kiện thuộc cuộc thi là buổi diễn Khai mạc và buổi Gala vào ngày 6/8.

Phát biểu trong buổi họp báo công bố cuộc thi ngày 4/7 vừa qua, Nhạc trưởng Olivier Ochanine chia sẻ: “Từ khi dàn nhạc bắt đầu hoạt động vào tháng 3/2018, chúng tôi đã có mối quan hệ khăng khít với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi tự hào về chuỗi Chương trình Hòa nhạc Giáo dục hợp tác với Học viện như một minh chứng về một phần sứ mệnh của dàn nhạc đó là mang đến cơ hội biểu diễn, cọ sát cho các em học sinh, sinh viên.”

Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời SSO.

Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời SSO.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về vai trò của SSO trong cuộc thi, dàn nhạc sẽ hỗ trợ các thí sinh đến từ nhiều nước trên thế giới như thế nào, nhạc trưởng Olivier cho biết: “SSO đang có những nhạc công đến từ Việt Nam và hơn 20 quốc gia trên thế giới. Họ đều là những nghệ sĩ chuyên nghiệp và tài năng. Chúng tôi đã cùng thăng hoa với các nghệ sĩ độc tấu quốc tế trong các buổi diễn của dàn nhạc thời gian qua. Chính vì thế, SSO chắc chắn sẽ đem đến không khí làm việc cũng như sự hỗ trợ tốt nhất cho các thí sinh và nghệ sĩ thành viên BGK.”

Nhạc trưởng dàn nhạc SSO - Olivier.

Nhạc trưởng dàn nhạc SSO - Olivier.

Người đứng đầu SSO cũng đánh giá cao uy tín của các thành viên BGK cũng như năng lực tổ chức chuyên nghiệp của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và tin tưởng đây là những cơ sở chắc chắn khẳng định thành công của cuộc thi. 

PV

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa