Doanh nhân Nguyễn Thị Mậu Diễm - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nội thất Nem:

“Dòng sản phẩm gỗ cao cấp còn ngại xuất ngoại”

Thứ sáu, 01/02/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Doanh nhân Nguyễn Thị Mậu Diễm – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nội thất Nem cho rằng, để đưa được dòng sản phẩm gỗ cao cấp ra “trình làng” ở thị trường quốc tế thì doanh nghiệp Việt cần phải bỏ ra vốn đầu tư ở mức “khủng”.

Nữ Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nội Thất Nem cũng cho rằng, việc phát triển dòng sản phẩm này ở các nước trên thế giới lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó thu về lợi nhuận cao, cho nên các doanh nghiệp còn e ngại trong việc đưa sản phẩm gỗ cao cấp xuất ngoại.

Phân khúc cao cấp là “mũi nhọn”

Được thành lập vào năm 2008, Công ty Cổ phần Nội Thất Nem (gọi tắt Nội thất Nem, văn phòng đại diện tọa lạc tại lầu 17, Tòa nhà M&H Building 728 – 730 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM) là một trong những công ty có uy tín cao trong lĩnh vực thiết kế, thi công nội thất và sản xuất đồ gỗ. Doanh nghiệp này luôn tạo ra những giải pháp tốt nhất cho dự án của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình chính xác nhất. Nhờ đó, Nội thất Nem là địa chỉ tin cậy mà rất nhiều khách hàng lớn, đa dạng… bao gồm các công ty, tập đoàn đa quốc gia và các thương hiệu lớn nhỏ trong nước tìm đến để hợp tác.

Mặt khác, Nội thất Nem có đối tượng khách hàng đa dạng là vì bên cạnh việc thiết kế, công ty này còn nhận thi công hoàn thiện các công trình xây dựng, nội thất… tại Việt Nam. Đáng chú ý, ở lĩnh vực thiết kế, Nội thất Nem chuyên thiết kế tổng mặt bằng, thiết kế kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình dân dụng và công nghiệp, cũng như thiết kế quy hoạch tổng thể, chi tiết đối với các khu vực đô thị, nông thôn, miền núi. Chưa hết, ngoài các hoạt động nói trên, doanh nghiệp này còn mua bán nguyên vật liệu xây dựng, sản xuất gỗ xây dựng, sản xuất sản phẩm từ gỗ và kinh doanh các loại đồ dùng nội thất.

Doanh nhân Nguyễn Thị Mộng Diễm - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nội Thất Nem.

Doanh nhân Nguyễn Thị Mộng Diễm - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nội Thất Nem.

Trải qua 11 năm hình thành và phát triển, hiện Nội thất Nem có 1.000 công nhân viên chuyên nghiệp, thành thạo tay nghề. Trong đó, hơn 400 công nhân làm việc tại nhà xưởng để “sản sinh” ra những sản phẩm nội thất và khoảng 600 người được điều động đến các công trình để liên tục thi công, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu tư. Tính đến nay, công ty này đã và đang thực hiện hơn 300 dự án lớn nhỏ. Điển hình là những dự án “có tầm” tại Việt Nam như: Khu nghỉ dưỡng cao cấp Duyên Hà, Khu nghỉ dưỡng Grand Premier, Legacy Hội An, Vinpearl Phú Quốc, Villa Grand Premier, căn hộ Diamond, khách sạn New World….

Chia sẻ về hoạt động của doanh nghiệp mình, bà Nguyễn Thị Mậu Diễm – Tổng Giám đốc Nội thất Nem cho biết: “Công ty tôi chủ yếu thực hiện các dự án là những khách sạn 5 sao, căn hộ chung cư cao cấp… Vì vậy, chúng tôi luôn coi trọng chất lượng sản phẩm và để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao thì công ty luôn chọn nhập khẩu những vật liệu tốt từ các nước trên thế giới (40% vật liệu nhập về từ nước ngoài), ví dụ như: gỗ sồi Mỹ, gạch và đá nhập về từ Oman… Hơn nữa, chúng tôi cũng rất đề cao uy tín trong các thương vụ làm ăn. Do đó, để khách hàng luôn an tâm và tin tưởng khi giao cho Nội thất Nem nhận thi công công trình, chúng tôi cũng đã xây dựng phần mềm công nghệ để các chủ đầu tư thông qua đó có thể cập nhật và kiểm soát tiến độ thực hiện dự án một cách nhanh chóng”.

Cần có khu tập trung cho ngành gỗ

Nói về định hướng phát triển trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Mậu Diễm cho hay, sau khi đã tạo dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trong thị trường nội địa, Nội thất Nem sẽ tiếp tục nâng tầm, khẳng định mình ở thị trường quốc tế. Theo bà Diễm, việc đưa các sản phẩm của Nội thất Nem ra “trình làng” ở các nước trên thế giới không chỉ giúp mang về nguồn thu đáng kể cho công ty, mà đây còn là cơ hội để quảng bá sản phẩm Việt ở nơi “biển lớn”.

Tuy nhiên, thị trường quốc tế lại rất khó tính và sản phẩm nội thất, nhất là sản phẩm gỗ luôn đòi hỏi phải có chất lượng cao. Cho nên, vốn đầu tư luôn ở mức “khủng”. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài thường không ký hợp đồng mua hàng trước khi Nội thất Nem tiến hành sản xuất mà đợi lúc hàng hóa “lên tàu” mới xem xét hợp đồng. Cho nên, chỉ cần một sơ suất nhỏ trong sản phẩm là các đối tác nước ngoài sẵn sàng trả toàn bộ lô hàng đã đặt sản xuất mà không cần đưa ra bất kỳ lý do nào. Điều này khiến cho phía Nội thất Nem tỏ ra e ngại trong việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của mình.

Cũng theo bà Diễm, khi hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài, công ty của bà bắt buộc phải “chắt chiu”, tiết kiệm đến mức tối đa chi phí sản xuất thì mới mong có lợi nhuận. Thế nhưng, trong khi việc tiết kiệm nguyên liệu “nằm trong tầm tay” thì chi phí đầu tư cho việc mua nguyên liệu sản xuất lại thường vượt tầm kiểm soát. Bởi lẽ, ở Việt Nam hiện chưa có nhiều khu tập trung cho ngành gỗ mà chủ yếu là các đại lý gỗ tự phát. Do đó, doanh nghiệp rất khó để tiết kiệm chi phí trong việc thu mua, vận chuyển nguyên liệu.

“Công ty tôi hiện đang thực hiện dự án ở Campuchia, sang năm sẽ làm ở Nê Pan. Tuy nhiên, tôi thấy việc phân phối dòng sản phẩm gỗ cao cấp ở nước ngoài luôn đứng trước nhiều rủi ro khó lường, mà lại khó thu về lợi nhuận cao nên còn e ngại đẩy mạnh xuất ngoại những sản phẩm của mình. Nếu như được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước trong việc thiết lập các khu tập trung cho ngành gỗ nhằm giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp thì tôi nghĩ các đơn vị sản xuất các sản phẩm gỗ cao cấp sẽ mạnh dạn hơn trong đầu tư sản xuất các sản phẩm để tăng cường xuất ngoại”, bà Tổng Giám đốc Nội thất Nem nói.

Nguyễn Thanh Vĩnh

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp