Dự án 8B Lê Trực: Bài học gì cần được rút ra?

Thứ ba, 29/03/2016 11:10 AM - 0 Trả lời

Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê 8B Lê Trực (Hà Nội) đã được cấp phép xây dựng từ năm 2007, trải qua ngót 10 năm triển khai đến nay đang rơi vào cảnh “sống dở chết dở” cả với người mua nhà và chủ đầu tư sau khi xây dựng vượt quá số tầng sai phép. Dự án đã được đầu tư như thế nào? Nguyên nhân gì đưa công trình đến vướng mắc nguy hiểm và bài học quản lý nào cần được rút? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những câu hỏi đó.

(CLO) Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê 8B Lê Trực (Hà Nội) đã được cấp phép xây dựng từ năm 2007, trải qua ngót 10 năm triển khai đến nay đang rơi vào cảnh “sống dở chết dở” cả với người mua nhà và chủ đầu tư sau khi xây dựng vượt quá số tầng sai phép. Dự án đã được đầu tư như thế nào? Nguyên nhân gì đưa công trình đến vướng mắc nguy hiểm và bài học quản lý nào cần được rút? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những câu hỏi đó.

Cấp phép 20 tầng rồi lại rút đi 2 tầng?

Trao đổi về trách nhiệm sai phạm tại dự án số 8B Lê Trực, bên hành lang kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: “Tội” nặng nhất trong câu chuyện ở 8B Lê Trực thuộc về các cấp chính quyền, các cán bộ trực tiếp liên quan đến cấp phép, quản lý xây dựng. Xử lý những sai phạm cần gắn với rút ra nhiều kinh nghiệm xương máu trong quản lý, cần nhìn lại toàn diện quá trình triển khai công trình này.

Dự án bắt nguồn từ chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra khỏi nội đô Hà Nội. Ngày 9-8-2007, UBND thành phố Hà Nội có Văn bản số 4335/UBND-NNĐC về việc chấp thuận cho Công ty cổ phần May Lê Trực được di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Ngày 5-12-2008, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục ra Quyết định số 2452/QĐ-UBND về việc Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết phần kiến trúc hai bên trục đường Cầu Giấy – Kim Mã – Hùng Vương (Đoạn từ Đại sứ quán Thuỵ Điển đến đường Hùng Vương); điều chỉnh chức năng sử dụng đất là nhà ở sang đất hỗn hợp xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở để bán và cho thuê.

Ngay sau đó, Công ty cổ phần May Lê Trực đã tiến hành lập Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở để bán và cho thuê, đồng thời đề xuất trả lại Thành phố trên 1900 m2 đất, không yêu cầu bồi thường để thực hiện Dự án mở đường Trần Phú - Kim Mã kéo dài. Việc này cũng đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế kiến trúc kèm theo Văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16-3-2009.

Cho đến tháng 4-2009, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản số 2154/SXD-TĐ về Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở để bán và cho thuê tại số 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình. Theo đó, công trình được chấp thuận có quy mô 4 tầng hầm, 20 tầng nổi (bao gồm 17 tầng, 2 tầng kỹ thuật, 01 tầng mái). Quy mô công trình được cho phép cao 69,1m và không giật cấp theo tầng như quy mô tại Giấy phép xây dựng.

Phải mất 4 năm chờ đợi, tháng 9 năm 2010, chủ đầu tư mới được phép thi công cọc khoan nhồi và mãi đến cuối tháng 3-2014, Sở Xây dựng Hà Nội mới cấp Giấy phép xây dựng cho dự án và triển khai công tác thi công.

[caption id="attachment_89701" align="aligncenter" width="640"]Tòa nhà 8B phố Lê Trực. Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê 8B Lê Trực.[/caption]

Chỉ xây vượt 1 tầng?

Vì sao công trình đã được phê duyệt 20 tầng với chiều cao công trình là 69,1m lại bị điều chỉnh xuống 18 tầng chỉ còn cao 53m? Đây là một vấn đề cần được làm sáng tỏ vì nó liên quan đến căn nguyên sai phạm của chủ đầu tư.

Dù đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp thuận cho đầu tư xây dựng với quy mô 4 tầng hầm và 20 tầng nổi từ tháng 4-2009, nhưng đến cuối năm 2009, UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Thông báo số 348/VPCP ngày 9-12-2009 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đồ án này, thành phố phải dừng ngay việc cấp phép xây dựng các toà nhà cao tầng trong khu vực trung tâm.

Điều này đã khiến cho chủ đầu tư gặp không ít khó khăn khi họ tiếp tục phải đối mặt với những cơ chế chính sách mới đột ngột thay đổi. Và phải đến tháng 10-2013, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội mới phê duyệt lại quy hoạch của Dự án theo văn bản số 3546/QHKT-P3 ngày 24-10-2013 về việc Chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế kiến trúc. Đây cũng chính là căn nguyên khiến cho chủ đầu tư vấp phải sai phạm, bởi sau khi quy hoạch phê duyệt lại, nhưng đã “chót” bỏ quên văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16-3-2009 mà đơn vị này đã ban hành trước đó. Dự án số 8B Lê Trực như vậy chỉ còn được phép xây dựng cao 18 tầng nổi (bao gồm tầng kỹ thuật ).

Đại diện Ban quản lý dự án cũng thừa nhận, trong giấy phép, công trình chỉ được xây 18 tầng, song chủ đầu tư đã tự ý xây thêm tầng 19. Do đó, dự án này chỉ sai phạm 1 tầng chứ không phải tương đương 5 tầng như một số báo chí đã nêu. Về thực tế chiều cao công trình tăng khoảng 15m so với chiều cao công trình được chấp thuận và cấp phép.

Lý do kỹ thuật dẫn đến sai phạm

Lý do vì sao lại có những điều chỉnh và sai phạm như vậy? Trước tiên, cùng bàn về sự điều chỉnh từ 20 tầng cao 69,1m thành 18 tầng cao 53m. Tại sao cùng các căn cứ đó là địa điểm xây dựng, Quyết định phê duyệt quy hoạch điều chỉnh cục bộ tỷ lệ 1/500 của UBND thành phố, chấp thuận chiều cao tĩnh không, cùng áp dụng Quy chuẩn, tiêu chuẩn mà lại có sự thay đổi, trong khi doanh nghiệp đã hoàn thành mọi thủ tục đầu tư, bản vẽ thiết kế các giai đoạn đã hoàn thành chỉ đợi được thi công theo quy mô 20 tầng nổi, cao 69,1m.

Thứ hai, thực tế doanh nghiệp xây vượt 1 tầng so với phương án được cấp phép sao lại tăng lên tới 15m? Đại diện Ban quản lý dự án cho biết, phương án được cấp phép 18 tầng với chiều cao các tầng là 3m, trong khi chiều dày bê tông dầm sàn, trần đã chiếm tới 0,6m, như vậy chiều cao thông thủy chỉ còn khoảng 2,4m là không phù hợp khi đưa vào sử dụng. Bởi căn cứ theo điểm 6.2.4.12 TCXDVN 323-2004 về tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng thì chiều cao thông thủy các phòng ở không được nhỏ hơn 3m. Cùng với đó, mọi trang thiết bị cơ điện, phòng cháy chữa cháy, đã được mua sắm lắp đặt cho chiều cao mỗi tầng là 3,3m như phương án ban đầu. Vì vậy để công trình có thể hoàn thiện, doanh nghiệp đã phải nâng chiều cao mỗi tầng ở lên khoảng 0,3m. Đối với tầng 1 chiều cao tầng được cấp phép chỉ cao có 2,6m, doanh nghiệp đã phải nâng chiều cao lên 1,9m (đã bao gồm chiều dày của sàn bê tông, dầm sàn, trang thiết bị cơ điện, phòng cháy chữa cháy). Đối với 5 tầng văn phòng của dự án 8B Lê Trực để đảm bảo không gian bố trí hệ thống phòng cháy chữa cháy, điều hòa thông gió, chủ đầu tư cũng tự ý nâng chiều cao mỗi tầng lên 0,5m. Bởi nếu không nâng thì chiều cao mỗi tầng sau khi trừ đi phần bê tông, dầm sàn, hệ thống kỹ thuật và thiết bị phòng cháy chữa cháy thì chiều cao thông thủy của tầng chỉ còn 1m9. Như vậy, với chiều cao công trình được phép ban đầu xây dựng cao 69,1m khi bị buộc phải điều chỉnh xuống 53m doanh nghiệp đã gặp khó khăn khi phải đối mặt với vấn đề kỹ thuật của các tầng trong tòa nhà. Lẽ ra, khi doanh nghiệp gặp khó khăn đó lại không làm thủ tục hành chính điều chỉnh nên đã vi phạm nghiêm trọng quy định về xây dựng.

Bài học nào cần rút ra?

Việc để công trình số 8B Lê Trực sai phạm như hôm nay, chủ đầu tư đã thẳng thắn nhận khuyết điểm với các nhà quản lý, các lực lượng chức năng, sẵn sàng chịu mọi hình phạt theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc để một công trình lớn như vậy có trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng. Nếu làm “chặt chẽ” ngay từ đầu thì hậu quả sẽ không như hiện nay.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng khẳng định, hiện tượng làm trái trong xây dựng khá phổ biến ở mức độ khác nhau, nếu xử lý không nghiêm sẽ trở thành tiền lệ xấu để cán bộ quản lý nhà nước sau này lại tiếp tục vướng phải.

 “Tôi cho rằng, phải xử lý các cơ quan quản lý nhà nước nặng hơn. Việc đền bù cho các hộ dân mua căn hộ ở đó, nhà nước cũng phải ghé vai vào, bởi quân mình làm sai thì phải có trách nhiệm, đừng dồn hết lên vai doanh nghiệp. Có như vậy thì pháp luật mới công bằng, đảm bảo tính răn đe”, ông Dương Trung Quốc nói. Trước đó, báo cáo tại Quốc hội, Bộ trưởng  Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng,  việc phá dỡ công trình phải đảm bảo an toàn, đảm bảo tính mỹ quan và các tiêu chí trong vấn đề quản lý xây dựng đô thị. Bộ Xây dựng sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ quan chức năng trong việc quản lý, trong hoạt động của mình, nhất là rà soát quy hoạch vùng lân cận những khu vực trung tâm của Hà Nội. Đây là thủ đô của cả nước, một thành phố lớn cần có khung quy hoạch quản lý xây dựng thống nhất để đảm bảo sự hài hoà về cảnh quan kiến trúc. Bộ Xây dựng sẽ tăng cường quản lý thống nhất về xây dựng đô thị, tránh để xảy ra những sai phạm tương tự, dễ gây những bức xúc trong dư luận, nhân dân.

Đức Long

Tin khác

UBND huyện Nhà Bè cho rằng, đơn giá đền bù 25.000 đồng/m2 là phù hợp và có lợi cho người dân

UBND huyện Nhà Bè cho rằng, đơn giá đền bù 25.000 đồng/m2 là phù hợp và có lợi cho người dân

(CLO) Bị người dân khởi kiện vì không đồng ý mức bồi thường 25.000 đồng/m2 đất nông nghiệp năm 1999, đại diện theo uỷ quyền của UBND huyện Nhà Bè cho biết, mức giá này là hợp lý và có lợi cho người dân.

Vụ án
Gói thầu hơn 800 tỷ đồng liên quan đến Tập đoàn Thuận An: Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn ''nói'' gì?

Gói thầu hơn 800 tỷ đồng liên quan đến Tập đoàn Thuận An: Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn ''nói'' gì?

(CLO) Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải và lãnh đạo Ban quản lý dự án tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu của dự án có liên quan đến Tập đoàn Thuận An được thực hiện theo quy định pháp luật, bảo đảm tính cạnh tranh, khách quan, minh bạch...

Điều tra
Nam thanh niên lập nhiều tài khoản giả mạo, kêu gọi tiền từ thiện rồi chiếm đoạt

Nam thanh niên lập nhiều tài khoản giả mạo, kêu gọi tiền từ thiện rồi chiếm đoạt

(CLO) Lợi dụng việc kêu gọi từ thiện của các tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội facebook, Vy Bảo Châu đã lập nhiều tài khoản giả mạo, lấy hình đại diện và đặt tên giống với tài khoản facebook của người kêu gọi từ thiện để lừa đảo.

Vụ án
Đang điều tra vụ tai nạn lao động làm 4 công nhân thương vong tại Công ty than Quang Hanh

Đang điều tra vụ tai nạn lao động làm 4 công nhân thương vong tại Công ty than Quang Hanh

(CLO) Nguồn tin của báo Nhà báo và Công luận được biết, Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh Quảng Ninh đã vào cuộc điều tra ban đầu vụ tai nạn lao động thương tâm xảy ra tại Công ty than Quang Hanh.

Vụ án
Nghi phạm gây ra vụ án mạng khiến 3 người thương vong ở Nghệ An sa lưới

Nghi phạm gây ra vụ án mạng khiến 3 người thương vong ở Nghệ An sa lưới

(CLO) Trong lúc tranh cãi, Bùi Văn Thuận bất ngờ lấy dao đâm ông B.V.H tử vong tại chỗ. Lúc này, 2 người hàng xóm có mặt tại hiện trường vào can ngăn cũng bị đối tượng dùng dao đâm bị thương.

Vụ án