Dự án 8 Chương trình MTQG 1719: Từng bước nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao

Chủ nhật, 17/12/2023 16:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tam gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống là đích đến của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” của Chương trình MTQG 1719.

Từ cách làm hay của Hà Giang

Dự án 8 là dự án đặc thù về giới được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 1: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhằm đẩy mạnh, chăm lo đến đối tượng phụ nữ và trẻ em DTTS, thúc đẩy quyền, trao cơ hội cho họ vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.

Cho tới nay, Dự án 8 đã được đưa vào triển khai tại hầu khắp các địa phương trong cả nước, trong đó, nhiều địa phương đã có những cách làm hết sức sáng tạo, đa dạng, phong phú. Tiêu biểu trong số đó là Hà Giang. 

Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 1: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Phụ nữ huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã phối hợp với chính quyền 19 xã, thị trấn thành lập các Tổ truyền thông cộng đồng.

Đến nay, toàn huyện đã thành lập được hơn 400 Tổ truyền thông cộng đồng, tuyên truyền được trên 1.000 buổi tại các thôn, bản. Nội dung tuyên truyền tập trung trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị và Người có uy tín trong cộng đồng; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị…

Ngoài ra, Hội Phụ nữ các xã, thị trấn còn linh động tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, nhóm Zalo, Facebook… Thông qua các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn, đặc biệt là phụ nữ DTTS.

Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Dự án 8, mới đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) cũng đã tổ chức Hội thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh năm 2023.

Tại huyện Vị Xuyên, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã được huyện tiến hành triển khai tại 13 xã và 124 thôn bản.

Trong 9 tháng năm 2023 toàn huyện tổ chức được 12 chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em; hơn 30 lớp tập huấn hướng dẫn đối thoại chính sách cho cán bộ xã, thôn bản; tập huấn hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; tập huấn hướng dẫn điều tra, khảo sát thống kê hỗ trợ phụ nữ sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em; tập huấn nâng cao năng lực cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các xã vùng Dự án; tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá Dự án 8 và thực hiện bình đẳng giới…. với trên 1.400 người tham gia.

du an 8 chuong trinh mtqg 1719 tung buoc nang cao vi the cho phu nu vung cao hinh 1

Hội LHPN huyện Hoàng Su Phì đã có sáng kiến in trên quạt những nội dung tuyên truyền do Hội chủ trì triển khai thực hiện Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em để phát cho đồng bào ở chợ phiên.

Huyện cũng thành lập 123 Tổ truyền thông cộng đồng với 844 thành viên tham gia và thành lập 14 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” với 395 thành viên tham gia. Duy trì và nâng cao chất lượng 13 mô hình địa chỉ tin cậy; Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em…

Có thể nói, cho tới nay, tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đồng loạt triển khai thực hiện Dự án 8 Chương trình MTQG 1719. Từ đó, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết nhiều khó khăn đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn tại các địa phương. 

Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang cho biết: Triển khai Dự án 8, chúng tôi đã thành lập Ban Quản lý thực hiện Dự án để tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang triển khai các hoạt động của Dự án 8 trên địa bàn toàn tỉnh; căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Trung ương, các ngành để hướng dẫn cho các cấp Hội Phụ nữ cơ sở theo từng năm. Đồng thời trực tiếp tổ chức các lớp tập huấn, hoạt động đối thoại với cán bộ hội viên phụ nữ.

Theo đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã triển khai đồng bộ các nội dung hoạt động của Dự án, như: xây dựng và nhân rộng các mô hình, thay đổi "nếp nghĩ, cách làm", nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm". Công tác này đã góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những hủ tục lạc hậu; bảo đảm tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện…

Tính đến nay, Hội đã tổ chức được hơn 40 lớp hướng dẫn vận hành Tổ truyền thông cộng đồng. Đồng thời, Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện tổ chức các hội thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình…

Nâng cao vị thế phụ nữ vùng cao

du an 8 chuong trinh mtqg 1719 tung buoc nang cao vi the cho phu nu vung cao hinh 2

Mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại Gia Lai đã tạo chuyển biến tích cực về phòng chống bạo lực gia đình, xóa bỏ các định kiến giới, trong gia đình và cộng đồng.

Thực hiện  Chương trình MTQG 1719, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN) được giao chủ trì Dự án 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. 

Theo bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, thời gian qua, Hội đã bám sát chỉ tiêu Chính phủ giao, triển khai thực hiện 4 nội dung trọng tâm của Dự án, gồm: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, góp phần xoá bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới, những tập tục văn hoá có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện, hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép bình giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và Người có uy tín trong cộng đồng.

Đến nay, sau 3 năm thực hiện Dự án 8, các hoạt động của Dự án bước đầu tác động đến đời sống của phụ nữ và trẻ em DTTS, miền núi và nhận được sự quan tâm của Nhân dân.

Cụ thể, tại các tỉnh, thành địa bàn Dự án 8 đã thành lập 2.854/9000 Tổ truyền thông cộng đồng, 366/1800 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, 20/500 tổ nhóm sinh kế do phụ nữ làm chủ/tham gia quản lý, 388/1000 địa chỉ tin cậy, 154/4400 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản, 283/1600 cuộc tập huấn hướng dẫn giám sát và đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ thôn bản, 96/480 cuộc tập huấn lồng ghép giới cho cán bộ huyện xã, 192/1600 cuộc tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ cấp thôn, bản…

"Để thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của một con người, một thế hệ, đặc biệt là những gì đã ăn sâu vào đời sống hàng ngày của cộng đồng không phải là điều dễ dàng. Do đó, đòi hỏi một quá trình tác động liên tục, mưa dầm thấm lâu, bằng nhiều hình thức, những tấm gương thực tế.", bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhìn nhận về kết quả thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

Từ thực tế đó, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục chủ động, đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện các nội dung, chỉ tiêu chính của Dự án. Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện. Đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ địa phương trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Dự án theo định hướng của Trung ương và các văn bản hướng dẫn của Chương trình, đảm bảo việc thực hiện Dự án 8 hiệu quả, đúng tiến độ.

A.Thư

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết 21/5/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 21/5/2024: Bắc Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 21/5/2024, Bắc Bộ nhiệt độ cao nhất dao động 30-33 độ C, đề phòng mưa dông vào chiều tối và đêm.

Đời sống
Trời mưa giông, sét đánh chết 8 con bò ở Quảng Bình

Trời mưa giông, sét đánh chết 8 con bò ở Quảng Bình

(CLO) Vào giờ trưa, ông Tuyển buôc đàn bò vào các gốc cây để nghỉ thì bất ngờ trời đổ mưa giông và 8 con bò bị sét đánh chết, thiệt hại ước tính khoảng 90 triệu đồng.

Đời sống
Thái Bình: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của mưa với cây trồng

Thái Bình: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của mưa với cây trồng

(CLO) Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thái Bình liên tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa lớn liên tiếp đã ảnh hưởng đến cây trồng, đặc biệt là cây lúa đang trong giai đoạn chín, một số diện tích chuẩn bị thu hoạch; đại trà đang giai đoạn vào sữa đến chắc xanh.

Đời sống
Midu đề nghị xử lý kênh Tiktok 'Chưa biết_01' và Fanpage 'This is Mặt Nạ'

Midu đề nghị xử lý kênh Tiktok "Chưa biết_01" và Fanpage "This is Mặt Nạ"

(CLO) Sở TT&TT TP HCM đã mời chủ kênh Tiktok "Chưa biết_01" và Fanpage "This is Mặt Nạ" đến làm việc, sau khi nhận được đơn khiếu nại của bà Đặng Thị Mỹ Dung.

Đời sống
Cảnh sát bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng

Cảnh sát bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng

(CLO) Tổ công tác của Thuỷ đoàn I vừa chủ trì phối hợp với các đơn vị bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng.

Đời sống