Dự án Luật đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật phải thể hiện tư duy phát triển

Thứ năm, 09/01/2020 20:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, chính sách, pháp luật muốn được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thì cần phải có đề cương, trong đó phải giải quyết được những bất cập trong thực tiễn cuộc sống, những vấn đề trong thời buổi hội nhập và thể hiện được tư duy phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn

Chiều nay (9/1), tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 41. Đây là phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2020.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của 3 dự án Luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện tại 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, đối với Đề án xác định biên chế tối thiểu của Văn phòng Quốc hội; sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp còn một số nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh thêm nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét tại phiên họp này.

Ngay sau khai mạc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.

Trình bày báo cáo về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giữ quy định về lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như hiện nay. Một số ý kiến đề nghị đổi mới công tác lập Chương trình theo từng kỳ họp Quốc hội. Có ý kiến đề nghị quy định trách nhiệm của Quốc hội trong việc quyết định chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh để các cơ quan trình làm căn cứ cho việc soạn thảo dự án.

Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, quy trình lập Chương trình như hiện nay mới được sửa đổi và thực hiện trong thời gian ngắn. Việc quy định Quốc hội xem xét, quyết định về từng chính sách trong tất cả các dự án được đề nghị đưa vào Chương trình tuy thống nhất với quy trình hai bước trong lập Chương trình, nhưng để thực hiện được thì đòi hỏi Quốc hội phải bố trí lượng thời gian lớn hơn nhiều cho việc xem xét, cho ý kiến đối với các chính sách này khi thông qua Chương trình, như vậy sẽ không phù hợp với quỹ thời gian của kỳ họp Quốc hội.

Phát biểu ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng, quy định về lập Chương trình xây dựng pháp luật nên giữ như hiện nay, tuy nhiên nên đi vào chiều sâu. Tất cả những sáng kiến, đề xuất chính sách, pháp luật muốn được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thì cần phải có đề cương, trong đó phải giải quyết được những bất cập trong thực tiễn cuộc sống, những vấn đề trong thời buổi hội nhập và thể hiện được tư duy phát triển.

Trong hai khóa vừa rồi việc các luật phát sinh đột xuất do yêu cầu hội nhập và đòi hỏi thực tế, vì vậy Quốc hội phải linh hoạt trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, tại Kỳ họp vừa rồi có nhiều luật bổ sung khiến thời gian họp phải kéo dài quá mức. Khi chương trình kỳ họp đã bổ sung quá nhiều dự án luật, trong đó có nhiều nội dung cần nhiều thời gian để Quốc hội xem xét, thảo luận thì chúng ta nên có sự linh hoạt theo hướng với những luật nào dù đã chuẩn bị rồi nhưng nếu chưa thực sự cấp thiết thì có thể chuyển sang kỳ họp sau.

Đối với các vấn đề về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành văn bản; mở rộng hình thức nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch; về lập đề nghị xây dựng một số nghị định, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; xây dựng văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn; việc quy định thủ tục hành chính và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật… đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với hướng xử lý như Chính phủ đề xuất và có góp ý thêm về một số vấn đề cụ thể khác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu ý kiến. Ảnh: quochoi.vn

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu ý kiến. Ảnh: quochoi.vn

Liên quan đến việc bổ sung trách nhiệm của các cơ quan ban hành các văn bản hướng dẫn Luật sau khi Luật được thông qua, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng, dự thảo Luật cần có quy định chặt chẽ về việc các cơ quan hữu quan phải có trách nhiệm đến cùng trong quá trình làm luật và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện luật. Từ trước đến nay chúng ta đều thấy luật có hiệu lực mà văn bản hướng dẫn chưa ban hành khiến Luật chậm đi vào cuộc sống. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh, đây là trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ và cần được làm rõ.

Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoan nghênh Ủy ban Pháp luật đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan hữu quan để nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để bước đầu giải trình, chỉnh lý dự thảo luật và báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Với tinh thần đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu giao Ủy ban Pháp luật phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiển của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp để chuẩn bị thật tốt dự án Luật này để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tiếp theo.

PV

Tin khác

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức