Dự án trọng điểm tiếp tục làm khổ dân

Thứ ba, 27/10/2015 09:39 AM - 0 Trả lời

Sau hơn 13 năm, kể từ khi dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên (TL-BC-RNL) được phê duyệt (15/5/2002), 290 hộ dân dọc hai bờ kênh Nước Đen..

(NBCL) Sau hơn 13 năm, kể từ khi dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên (TL-BC-RNL) được phê duyệt (15/5/2002), 290 hộ dân dọc hai bờ kênh Nước Đen (thuộc phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân) vẫn phải sống khổ sở, tạm bợ chờ giải tỏa do những bất cập về đơn giá đền bù “lạc hậu”, chưa bằng 1/3 giá đất tại một huyện vùng ven mà Nhà nước mua lại của doanh nghiệp để bố trí tái định cư .

“Trọng điểm”... ì ạch

Nguyên nhân là do còn nhiều hộ vẫn chưa nhận được bất cứ quyết định hay thông báo nào về việc giải tỏa. Thắc mắc thì ban bồi thường giải phóng mặt bằng (BT-GPMB) quận Bình Tân trả lời quanh co, đùn đẩy cho phường, quận... để người dân khổ sở hơn chục năm trời. Đó cũng chính là lý do hơn chục năm dự án “trọng điểm” này vẫn đang ì ạch, làm khổ dân vì đơn giá bồi thường, trợ giá tái định cư theo kiểu “ép” dân cứu doanh nghiệp.

Dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh TL-BC-RNL có chiều dài 32km, tổng kinh phí khoảng 26.500 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt năm 2002, tuy nhiên đến 10/2015 trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa vẫn không thấy dự án thi công.

Và ngay trong tháng 7/2009, các hộ dân đã gửi đơn khiếu nại “chưa biết sẽ tái định cư ở đâu, lúc nào, giá bao nhiêu thì làm sao hộ dân dám hiệp thương, nhận tiền đền bù để bàn giao mặt bằng?”. Thế nhưng, ngày 21/8/2015, ông Lại Phú Cường, phó trưởng ban BT-GPMB quận Bình Tân lại khẳng định, các hộ dân không có khiếu nại. Đó là chưa nói, chính ông Cường đã trả lời đơn khiếu nại bằng công văn số 705/BBT ngày 31/72009. Trong đó, ông Cường khẳng định: “Không có sổ tiết kiệm nào bị đóng sớm”, dù các chứng cứ tại ngân hàng đang phản lại ông. Đáng chú ý, các sổ tiết kiệm này đều có tên cá nhân Lê Văn Hùng (Trưởng ban BT GPMB), như một tài sản riêng?

Theo thời giá để gỡ khó cho dân?

Theo công văn trả lời khiếu nại vào 7/2009, ban BT-GPMB xác nhận việc chậm bố trí tái định cư là do “Các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ bàn giao nhà đất tái định cư cho quận...”

Như vậy, việc đền bù, tái định cư chậm trễ không phải lỗi của người dân “chậm bàn giao mặt bằng”. Điều đáng nói, từ 2009 nhiều hộ dân đã không chấp nhận đơn giá của năm 2004, nhưng đến nay vẫn với đơn giá đó cộng thêm lãi suất ngân hàng thì thiệt thòi cho dân.

Cụ thể, hộ ông Vũ Đình Sơn số tiền đền bù nhà đất là 374 triệu đồng. Sau 11 năm, từ tiền gốc được Ban BT GPMB tự gửi tiết kiệm, ông Sơn sẽ được 863 triệu đồng. Ông Hiền- một hộ dân trong diện giải tỏa đền bù bức xúc: “Đơn giá đền bù ban đầu 375 ngàn đồng/m 2 đất ao (đã san lấp, xây nhà năm 1998) cùng với tiền lãi suất tiết kiệm 11 năm, nay gia đình được tính chưa tới 900 ngàn đồng/m 2 đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư và 2,5 triệu đồng/m 2 đất thổ cư, thêm khoảng 3,3 triệu đồng tiền lãi tiết kiệm. Tổng chưa tới 5,8 triệu đồng/ m 2 đất thổ cư tại phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân là quá thấp so giá thị trường. "

Vì vậy, ông Hiền cùng các hộ dân đề nghị: “Đền bù theo thời giá chi trả” vì đền bù chậm là do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gây ra, không phải do người dân?

Cứu dân hay cứu... doanh nghiệp?

Không chỉ khổ trong việc áp dụng thời giá, các hộ dân cũng đang rất bức xúc về tiền trợ giá 500- 700 triệu đồng/suất tái định cư?

Thật ra, đến khi nhận quyết định tái định cư, người dân mới biết mình được thành phố trợ giá đến hơn nửa tỷ đồng cho mỗi suất. Điển hình như bà Phạm Thị Nương bị giải tỏa trắng 4.912,8 m 2 (thực tế là 5.478m 2 ), phải đến 2012 bà mới nhận được quyết định bố trí nền tái định cư số 61 (Lô A11) tại xã Tân Nhựt (Bình Chánh), diện tích 103,02m 2 , với giá 2,7 triệu đồng/m 2 , trong khi Nhà nước mua của Cty Huỳnh Thông 7.695.000 đồng/m 2 . Như vậy, bà Nương được trợ giá gần 515 triệu đồng. Bà Nương thanh toán đủ tiền mua nền tái định cư từ 2012, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

[caption id="attachment_55766" align="aligncenter" width="800"]Hơn 13 năm qua người dân phải sống nhếch nhác bởi dự án "trọng điểm"cải thiện môi trường. Hơn 13 năm qua người dân phải sống nhếch nhác bởi dự án "trọng điểm"cải thiện môi trường.[/caption]

Trong biên bản ngày 10/9/2015, Ban BT- GPMB, cho biết việc bù giá mua căn hộ tái định cư là chủ trương của thành phố mua ủng hộ doanh nghiệp để bố trí cho người dân bị ảnh hưởng trong dự án. Phương án không quy định nhận bằng tiền, nên đề nghị nhận tiền chênh lệch này là ngoài phương án.

Bà Diệu và các hộ dân bức xúc, nhận căn hộ các hộ dân phải chấp nhận mất toàn bộ thu nhập từ chỗ ở cũ, lại còn phải mắc nợ? Vậy tại sao không cho dân nhận trợ giá để tự lo chỗ ở mới, mà phải dùng tiền đó để mua “ủng hộ” các doanh nghiệp?

Khốn cùng hơn có lẽ là 54 hộ dân sinh sống hai bên bờ Kênh Nước đen (KP 12, 13, 14 - phường BHH) bị cho là “lấn kênh”. Dù các hộ này mua đất đều có xác nhận nguồn gốc, quy hoạch từ phía chính quyền địa phương. Nhưng hơn 13 năm qua họ phải cam chịu cuộc sống tạm bợ do không được sửa chữa nhà... lại còn bị mang tiếng oan là “lấn chiếm kênh”.

Đến nay, người dân chịu ảnh hưởng từ dự án vẫn không biết về tiến độ thực hiện dự án. Nhiều hộ đang rất hoang mang vì chưa nhận được bất cứ văn bản, quyết định nào về việc giải tỏa nhưng thỉnh thoảng có cán bộ đến “hăm he” đòi giải tỏa? Tuy nhiên, theo thông tin gần đây thì Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân vừa có chỉ đạo UBND quận Bình Tân gấp rút bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công trước tháng 1/2016.❏

Trọng Hiếu - Mỹ Ánh

Tin khác

Truy nã đặc biệt đối tượng giết người trong rừng rồi bỏ trốn

Truy nã đặc biệt đối tượng giết người trong rừng rồi bỏ trốn

(CLO) Chiều ngày 17/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình vừa ra Quyết định truy nã đặc biệt đối với Trần Văn Thông (SN 1968, trú tại thôn Hồng Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) về tội danh “Giết người”.

Vụ án
Gia Lai: Nữ kế toán giả chữ ký của hiệu trưởng, chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng

Gia Lai: Nữ kế toán giả chữ ký của hiệu trưởng, chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng

(CLO) Trần Thị Đầm, nguyên kế toán Trường TH và THCS Chơ Glong, huyện Kong Chro (Gia Lai), đã nâng khống số tiền lương thực lĩnh hàng tháng của trường nhằm chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng.

Vụ án
Đại án Việt Á: Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được giảm 1 năm tù

Đại án Việt Á: Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được giảm 1 năm tù

(CLO) HĐXX phúc thẩm cho rằng, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có nhiều cống hiến cho ngành y tế nước nhà, từng đào tạo nhiều tiến sĩ và đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục vụ án nên được giảm hình phạt, nhận mức án 17 năm tù (án sơ thẩm 18 năm tù về tội "Nhận hối lộ").

Vụ án
Kon Tum: Bực tức vì cha hay đánh mẹ, con trai đánh cha ruột tử vong

Kon Tum: Bực tức vì cha hay đánh mẹ, con trai đánh cha ruột tử vong

(CLO) Bực tức vì cha ruột thường xuyên uống rượu và đánh đập mẹ, sẵn có hơi men trong người, A Tuẽnh đã đánh cha mình tử vong.

Vụ án
Đánh sập đường dây đánh bạc qua mạng internet, với số tiền giao dịch hơn 300 tỷ đồng

Đánh sập đường dây đánh bạc qua mạng internet, với số tiền giao dịch hơn 300 tỷ đồng

(CLO) Đường dây đánh bạc qua mạng internet do Dương Quốc Quân cầm đầu hoạt động từ tháng 9/2022 đến nay, tổng số tiền dùng để giao dịch liên quan đến đánh bạc lên đến hơn 300 tỷ đồng.

Vụ án