Dự báo CPI năm 2018 tăng khoảng 3,73%-3,95%

Chủ nhật, 02/09/2018 12:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trên cơ sở dự báo các yếu tố tác động lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm 2018, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính dự báo CPI cả năm 2018 tăng trong khoảng 3,73%-3,95%.

Trong bối cảnh tình hình thương mại quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp và chỉ số mặt bằng giá tháng 8/2018 đều tăng, một số chuyên gia kinh tế tỏ ra khá lo ngại về mức CPI năm 2018 mà Quốc hội đã đề ra (4%) sẽ khó đạt được. Chính vì vậy, các chuyên gia đưa ra khuyến cáo rằng, các nhà điều hành giá phải hết sức thận trọng trong công tác quản lý, điều hành.

Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 đã tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 3,98% so cùng kỳ năm trước; tăng 2,59% so với tháng 12 năm trước.

Xét riêng trong năm 2018 thì CPI bình quân cũng biến động theo hướng tăng dần qua các tháng từ mức 2,65% (tháng 1) tiến dần đến mức 3,01% (bình quân 5 tháng) và tăng với tốc độ nhanh hơn trong 2 tháng tiếp theo lên mức 3,45% (bình quân 7 tháng).

Mức tăng CPI bình quân có dấu hiệu tăng mạnh trong các tháng chủ yếu do mặt bằng giá của tháng 5, tháng 6, tháng 7 năm 2017 ở mức thấp trong khi mặt bằng giá các tháng 5,6,7 năm 2018 ở mức cao hoặc chỉ giảm nhẹ.

Sang tháng 8/2018, tuy CPI so với tháng trước có mức tăng khá cao (0,45%) nhưng do mặt bằng giá tháng 8/2017 cũng ở mức rất cao (tăng 0,92%) nên CPI bình quân không tăng đột biến, chỉ ở mức 3,52%.

Báo Công luận
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tuy vậy, nhìn chung lạm phát 8 tháng đầu năm diễn biến vẫn theo như dự báo và nằm trong kịch bản của Bộ Tài chính báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá.

Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 8 năm 2018 tăng 0,22% so với tháng trước, tăng 1,54% so với cùng kỳ; 8 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ tăng 1,38%.

Trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá thực phẩm tươi sống, giá xăng dầu. Lạm phát cơ bản trong 8 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ ở mức 1,38% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định

Căn cứ diễn biến CPI 8 tháng đầu năm, theo tính toán của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, để có thể hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân ở mức 4% như Quốc hội giao, chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng cuối năm cần được kiểm soát ở mức tăng tối đa 0,79% bình quân mỗi tháng.

Trong 4 tháng cuối năm 2018, các yếu tố chủ yếu tác động đến mặt bằng giá có thể kể đến: Giá thực phẩm vẫn có thể tiếp tục tăng, tuy nhiên có thể mức tăng sẽ không lớn như những tháng vừa qua; giá xăng dầu, nhiên liệu đốt (LPG) vẫn có thể có những diễn biến khó lường và thường có xu hướng tăng vào mùa lạnh; giá dịch vụ giáo dục tiếp tục tăng trong tháng 9; giá các mặt hàng vật liệu xây dựng thường có xu hướng tăng vào mùa xây dựng cuối năm; tình hình thiên tai, bão lũ có thể diễn biến bất thường tác động cục bộ đến mặt bằng giá tại một số địa phương...

Theo quy luật hàng năm thì mặt bằng chỉ số giá các tháng cuối năm trong những năm gần đây cơ bản nằm trong kiểm soát, kể cả thời điểm thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh vào cuối năm 2016 thì diễn biến chỉ số giá cũng không có đột biến.

Như vậy, từ các nhận định trên có thể thấy việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2018 vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính dự báo CPI cả năm 2018 tăng trong khoảng 3,73%-3,95%.

Tuy nhiên, Cục Quản lý giá cũng nhấn mạnh, công tác quản lý, điều hành giá vẫn cần hết sức thận trọng trước các diễn biến từ quốc tế như căng thẳng trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và tình hình thị trường tài chính - tiền tệ thế giới (Fed tăng lãi suất, Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ...). Đồng thời, nếu diễn biến chỉ số giá các tháng cuối năm có xu hướng tăng cao thì sẽ ảnh hưởng đến công tác điều hành, xây dựng kịch bản chỉ số giá trong năm 2019.

PV

Tin khác

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm