Dù biết trước, nhưng nhiều gia đình Hà Nội vẫn bất ngờ khi nhận hóa đơn tiền điện

Thứ hai, 04/03/2024 16:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc thay đổi lịch “chốt” số điện đang nảy sinh vấn đề khiến nhiều hộ dân Hà Nội lo lắng sẽ phải trả tiền điện cao hơn bình thường.

Thay đổi thời gian “chốt” số điện

Từ đầu năm 2024, thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, mạng xã hội, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) thông báo sẽ thay đổi lịch “chốt” số điện hàng tháng, kể từ tháng 2/2024. 

Theo quy định trước đây, hóa đơn tiền điện hàng tháng của các hộ dân sẽ được thực hiện rải rác từ đầu tháng đến khoảng mùng 10. Tuy nhiên, từ tháng 2/2024 trở đi, hóa đơn tiền điện sẽ được cập nhật từ đầu tháng, áp dụng cho toàn bộ khách hàng tại Hà Nội. Như vậy, hóa đơn tiền điện tháng 2/2024 sẽ được cập nhật vào đầu tháng 3/2024.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, đại diện EVN Hà Nội cho biết, trước đây, việc ghi số công tơ điện được thực hiện thủ công, tức là nhân viên điện lực sẽ đi từng cột điện để ghi số, lấy số điện tháng mới thể hiện qua công tơ trừ số tháng cũ để tính số lượng điện của một hộ dân sử dụng trong tháng.

du biet truoc nhung nhieu gia dinh ha noi van bat ngo khi nhan hoa don tien dien hinh 1

Việc thay đổi lịch “chốt” số điện đang nảy sinh vấn đề khiến nhiều hộ dân Hà Nội lo lắng sẽ phải trả tiền điện cao hơn bình thường. (Ảnh: TC)

Tuy nhiên, hiện nay, khoảng 2,8 triệu hộ dân tại Hà Nội đã được lắp công tơ điện tử, đo đếm dữ liệu từ xa, nên EVN Hà Nội áp dụng công nghệ, chuyển đổi sang ghi đồng loạt vào cố định một ngày. Việc này sẽ tránh sai sót trong ghi chỉ số thủ công như trước.

Vì vậy, EVN Hà Nội quyết định thay đổi ngày “chốt” số điện, nhằm giúp người dân dễ nhớ, giám sát và biết lượng điện dùng trọn vẹn trong tháng, thay vì tính vắt qua ngày của tháng trước và sau như trước đây. Cách tính này cũng tương tự hóa đơn Internet hay điện thoại.

Dù vậy, việc thay đổi lịch “chốt” số điện đang nảy sinh vấn đề khác, đó là nửa tháng cuối tháng 1/2024 sẽ bị cộng dồn vào mức sử dụng điện tháng 2/2024. Điều này khiến nhiều hộ dân Hà Nội lo lắng sẽ phải trả tiền điện cao hơn bình thường.

Liên quan tới vấn đề hóa đơn tiền điện, ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở đã có văn bản chỉ đạo, thống nhất trên toàn địa bàn thành phố về việc thay đổi ghi chỉ số công tơ điện của EVN Hà Nội, bởi đây là việc làm cần thiết, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, giảm thiểu được những sai sót trong quá trình ghi chỉ số và thanh quyết toán hoá đơn cũng như đảm bảo công bằng cho toàn bộ khách hàng sử dụng điện.

Ngày 3/3, ông Lê Ánh Dương, Phó Tổng Giám đốc EVN Hà Nội cho biết, từ tháng 2/2024, đơn vị này triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng thay vì đầu tháng như trước đây.

Đối với những băn khoăn của người tiêu dùng về lượng điện tiêu thụ của khách hàng trong thời gian tăng thêm sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng khi tính giá điện sử dụng theo bậc thang, ông Lê Ánh Dương, Phó Tổng Giám đốc EVN Hà Nội cho biết, hóa đơn tiền điện cao nhưng quyền lợi của khách hàng sử dụng điện trên địa bàn thành phố vẫn được đảm bảo.

Theo ông Dương, mức sử dụng điện sinh hoạt của từng bậc cũng được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số.

Cụ thể, số kWh để hưởng giá điện bậc 1, bậc 2 sẽ từ 50kWh (theo quy định) được giãn rộng tới 92kWh; bậc 3, bậc 4 được giãn rộng từ 100 số lên 184 số.

Hóa đơn tiền điện cao bất ngờ

Trên thực tế, trong vài ngày qua, nhiều hộ dân Hà Nội chia sẻ hóa đơn tiền điện tháng 2 và một nửa tháng 1/2024, với mức phí cao bất ngờ. 

Ông Thế Anh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, trong những tháng mùa đông, gia đình ông thường chi trả mức phí sử dụng điện năng khoảng 1,5 - 1,6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hóa đơn tiền điện tháng 2, gia đình ông phải chi trả hơn 2,6 triệu đồng tiền điện. 

Ông Thế Anh biết, hóa đơn tiền điện tháng 2 sẽ là hóa đơn gộp một nửa tháng 1/2024 và toàn bộ tháng 2, tức là khoảng 45 - 50 ngày. Do đó, ông xác định tiền điện tháng này sẽ cao hơn bình thường.

“Nếu như so sánh 1 cách bình thường, lấy chi phí sử dụng điện nửa tháng cộng với 1 tháng, tiền điện gia đình tôi có thể dao động trong khoảng 2,2 - 2,4 triệu đồng trong tháng này. Tuy nhiên, hóa đơn tháng này lên tới 2,6 triệu đồng, tức là chênh hơn 200.000 đồng so với dự kiến. Đó là chưa kể, tháng 2 là Tết Âm lịch, gia đình tôi không có mặt ở nhà thường xuyên, nên chắc chắn mức sử dụng điện sẽ thấp hơn”, ông Thế Anh chia sẻ.

Do đó, ông Thế Anh đưa ra giả thuyết, việc tính giá điện theo bậc thang, khiến mức chi trả cho giá điện cao hơn bình thường.

Trong khi đó, trên mạng xã hội, chị D.B cho biết, cách đây 1 hôm, gia đình chị nhận được hóa đơn tiền điện tháng 2/2024 trên Zalo. Theo đó, tổng số điện từ 7/1 - 29/2 gia đình chị sử dụng là 905 số, tương đương hơn 2,36 triệu đồng. Cộng thêm 8% VAT, hóa đơn tiền điện tháng này là 2.549.477 đồng.

Chị D. chia sẻ, cách tính của EVN Hà Nội sẽ là cộng dồn 2 tháng ghi 1 lần, thay vì tính riêng từng tháng cộng vào. Như vậy, từ ngày 7/1 - 29/2 sẽ là 54 ngày sử dụng điện.

So sánh với phương án tính riêng từng tháng cộng vào, chị D. cho biết đã có sự chênh lệch, dù không đáng kể, nhưng đối với gia đình sử dụng nhiều điện cũng đáng quan ngại.

Chị D. phân tích, tổng số điện tử dụng trong 54 ngày qua là 905 số, bình quân mỗi ngày sử dụng khoảng 16,76 số.

Từ ngày 7/1 - 31/1, tức là 25 ngày, gia đình chị D. sử dụng khoảng 419 số. Tính theo lũy kế biểu sinh hoạt được EVN công bố, gia đình chị sẽ phải chi trả hóa đơn tiền điện trong 25 ngày tháng 1/2024 là 1.121.114 đồng.

Tương tự, từ ngày 1/2 - 29/2, với cách tính của EVN, gia đình chị sẽ phải chi trả 1.349.257 đồng. Cộng 2 tháng lẻ, hóa đơn tiền điện là 2.470.371,5 đồng.

“Như vậy, so với cách tính cộng dồn 2 tháng, và cách tính lẻ từng tháng cộng lại, hóa đơn tiền điện của gia đình mình bị chênh 80.000 đồng”, chị D. nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp