Dự cảm trước thềm xuân

Chủ nhật, 15/01/2017 13:48 PM - 0 Trả lời

Một mùa xuân mới đang đến, với mỗi người đều có những dự cảm. Riêng tôi năm 2017 có lẽ đã được bắt đầu từ năm 2016. Báo chí Cách mạng Việt Nam đã ra đời 91 năm, chúng ta lại vừa tổng kết 30 năm đổi mới đất nước, đổi mới báo chí, khẳng định báo chí đóng góp to lớn vào sự thành công.

(NB&CL) Một mùa xuân mới đang đến, với mỗi người đều có những dự cảm. Riêng tôi năm 2017 có lẽ đã được bắt đầu từ năm 2016. Báo chí  Cách mạng Việt Nam đã ra đời 91 năm, chúng ta lại vừa tổng kết 30 năm đổi mới đất nước, đổi mới báo chí, khẳng định báo chí đóng góp to lớn vào sự thành công.

Chúng ta đổi mới đi liền với mở cửa và hội nhập!

Đổi mới: Bắt đầu từ tư duy, trước hết là tư duy về kinh tế. Cuộc sống không chỉ đòi hỏi các cấp, các ngành phải năng động trong tìm kiếm cái mới, cái hiệu quả trong kinh tế mà đòi hỏi cả báo chí cũng phải như vậy. Báo chí từ chỗ chỉ tập trung vào chuyện nghiệp vụ, tập trung vào làm công tác tư tưởng nay còn làm kinh tế. Cụm từ kinh tế báo chí ra đời hay ít nhất cũng được coi là đơn vị sự nghiệp có thu. Các ngành, các cấp nỗ lực để xuất bản báo, tạp chí, mở rộng phát thanh - truyền hình. Có những đơn vị báo chí có nguồn thu lớn từ hoạt động quảng cáo và dịch vụ khác. Báo chí phát triển như vũ bão về sốlượng và nhân lực, đồng thời cũng tham gia vào các hoạt động kinh tế- xã hội khác.

[caption id="attachment_145167" align="aligncenter" width="640"]8.1 Các nhà báo tác nghiệp- ảnh T.L[/caption]

Mở cửa: Các luồng gió ào ạt thổi vào dải đất hình chữ S, gió lành và gió nóng đủ cả. Báo chí Việt Nam đón gió và du nhập phương thức và công nghệ tác nghiệp của nhiều nước, trong đó có cả những nước phát triển trước ta hàng trăm năm. Hội nhập tất cả kể cả kỹ thuật tiên tiến của mạng Internet và phương thức làm báo đa chiều.

Trong vòng một, hai thập niên, số lượng đầu báo đã lên đến gần 800; số lượng Đài Phát thanh – Truyền hình lên đến hơn 70 và hằng trăm kênh, chương trình truyền hình, phát thanh; bộ, ngành nào cũng có phương tiện truyền thông của mình là truyền hình; hàng trăm tờ báo điện tử; hàng nghìn trang thông tin và hàng triệu blog cá nhân. Nhiều cơ quan báo chí trở thành cơ quan truyền thông đa nền tảng với đủ các loại hình báo chí. Số lượng người làm việc trong các cơ quan truyền thông lên đến hơn 40.000 người.

                                                                               ***

Sự ra đời của mạng xã hội là một tiến bộ vô cùng to lớn của truyền thông nhưng lại tạo khó khăn cho báo chí truyền thống.

Từ chỗ, tất cả mọi diễn biến của đời sống xã hội do báo chí phản ánh bỗng chốc mất thế độc quyền. Một cuộc đấu tranh mới ra đời: Đấu tranh để có thông tin sớm hơn…

Công thức là: Đưa sớm nhất tin tức + tin hấp dẫn, gây sự chú ý, thu hút người đọc = Lợi nhuận và thu nhập. Các báo lăn xả vào đời sống để lấy tin, moi tin và thông tin… Một vài cơ quan báo chí và phóng viên bắt đầu xa rời tôn chỉ mục đích, tìm cách để có lợi ích kể cả những việc làm thất đức, gây hại cho cộng đồng. Không ít cơ quan tự đánh mất quyền báo chí, liên kết với doanh nghiệp để tuyên truyền hạ bệ doanh nghiệp khác vì mục tiêu lợi ích nhóm và cá nhân.

Để tạo hành lang pháp lý cho báo chí, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng các bộ Luật. Trong 30 năm qua, đã 3 lần xây dựng, thông qua, sửa đổi (Luật Báo chí 1998, Sửa đổi 1999, Sửa đổi 2016). Cùng với Luật Báo chí là các bộ luật liên quan, là các Nghị định, Thông tư; là hệ thống chính sách cởi mở cho báo chí phát triển. Dưới Luật, cùng với Luật còn có Quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam thực hiện từ 2005 và nay được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Báo chí 2016, theo đó vi phạm đạo đức người làm báo Việt Nam có thể bị tước quyền hành nghề. Có thể nói, một trong những thành công của 30 năm đổi mới vừa qua có đổi mới theo hướng phát triển của báo chí Việt Nam.

Báo chí Việt Nam hiện tại có “Tự chuyển biến, tự chuyển hóa” hay không? và đang ở giai đoạn đỉnh cao. Coi tờ báo là phương tiện kiếm tiền? Có. Đưa tin không trung thực, thiếu khách quan, thiếu cân bằng, thiếu công bằng? Có. Một số cán bộ và cơ quan báo chí câu kết với tổ chức khác để làm việc bất chính? Có. Có phóng viên nhà báo sa sút về đạo đức nhân cách? Có. Có nhà báo hoạt động hai mặt (viết báo khác, viết Facebook khác)… có việc nhũng nhiễu để vòi vĩnh trục lợi không? Có

Vai trò của đạo đức báo chí chưa khi nào đặt ra một cách quan trọng và bức thiết như hiện nay, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ làm cho hình ảnh báo chí Việt Nam thêm xấu. Chính vì vậy, những người làm báo Việt Nam ngoài tuân thủ pháp luật mà trước hết là Luật Báo chí 2016 còn thực hiện đầy đủ các quy định của đạo đức của người làm báo Việt Nam. Năm 2016 cũng là năm toàn hệ thống báo chí Việt Nam tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để học tập Luật Báochí 2016 vàthực hiện góp ý,  chỉnh sửa, bổ sung Quy định về đạo đức Người làm báo Việt Nam theo yêu cầu của Điều 8, Luật Báo chí 2016.

Thực ra, ngoài luật pháp thì bất cứ nghề nào cũng đều có những quy tắc, quy định riêng để quản lý tốt hơn, nhưng cũng là sự kêu gọi hành động theo lương tâm và trách nhiệm. Báo giới Việt Nam từ mấy chục năm qua luôn có quy định về đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn từ năm 2005 đã thực hiện 9 điều quy định về đạo đức của người làm báo, chỉ có điều sau 11 năm thực hiện ít nhiều đã không còn phù hợp với tình hình mới. Các quy định đó chủ yếu là định tính chưa định lượng được để xử lý. Luật Báo chí 2016 xem việc thực hiện đạo đức Người làm báo Việt Nam là một yếu tố phải được Luật hóa. Việc thu hồi thẻ Nhà báo, tước quyền hành nghề làm báo được tính từ hành vi vi phạm đạo đức.

Cho đến ngày 15/12/2016, mười Quy định đạo đức Người làm báo Việt Nam được thông qua và thực hiện đồng thời với Luật Báo chí 2016 từ 1/1/2017. Ngẫm ra, đây là một cơ hội rất tốt không những cho Báo chí mà còn cho công chúng báo chí, cho đời sống xã hội. Với Luật và Quy định, đã quy định rất rõ những điều được và không được làm của Người làm báo, những yêu cầu phải thực hiện nhằm giúp cho Báo chí Việt Nam hòa nhập và tiến bộ.

[caption id="attachment_145168" align="aligncenter" width="594"]8.2 Mỗi nhà báo luôn phải tâm niệm hành nghề trung thực, khách quan, công tâm không vụ lợi- ảnh T.L.[/caption]

Xin có đôi dòng phân tích về 10 điều Quy định về đạo đức Người làm báo Việt Nam.

Thứ nhất: Nhà báo, người làm báo phải trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; Góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Có nghĩa là Nhà báo xác định nghĩa vụ và quyền lợi phải trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà báo phải dùng nghề nghiệp để tham gia bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, lợi ích của đa số nhân dân.

Thứ hai: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nội qui, qui chế của cơ quan báo chí nơi công tác.

Nhà báo phải nghiên cứu, am hiểu Hiến pháp và pháp luật; sống, làm việc và thông tin theo qui định của Hiến pháp và pháp luật; Qui định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam; hành nghề theo tôn chỉ mục đích, qui chế hoạt động cụ thể của mỗi cơ quan báo chí. Nhà báo phải có trách nhiệm đến cùng về sản phẩm do mình tạo ra.

Thứ ba: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ tình hữu nghị giữa các quốc gia.

Điều này làm rõ hơn việc Nhà báo thông tin phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, cân bằng. Riêng từ cân bằng ở đây vừa có yếu tố nghiệp vụ, vừa có yếu tố đạo đức, tức là thông tin phải nhiều chiều, nhiều góc nhìn. Không được thổi phồng hoặc bóp méo thông tin; thận trọng khi đưa những thông tin có thể gây hiểu lầm.

Thứ tư: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Nhà báo phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm; không dùng những từ ngữ, hình ảnh không phù hợp trong thông tin; không được hăm dọa, quấy rối. Nếu thông tin sai phải cải chính.

Thứ năm: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Nhà báo không được đưa thông tin khác nhau giữa cơ quan báo chí nơi công tác và mạng xã hội cá nhân. Lạm dụng nghề để làm việc riêng tư. Cần nhận thức rõ uy tín của cơ quan báo chí nơi mình công tác có thể bị giảm sút khi các quan điểm cá nhân của nhà báo được đưa lên mạng xã hội.

Thứ sáu: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.

Nhà báo phải tuân thủ chế độ bảo mật thông tin, nhất là những thông tin thuộc bí mật quốc gia. Nhà báo không được cung cấp danh tính người cung cấp thông tin trừ phi họ cho phép, hoặc theo quy định của pháp luật. Nhà báo phải cho người được phỏng vấn biết thông tin họ cung cấp được đăng tải ở đâu và trong hoàn cảnh nào. Không được biến những cuộc trò chuyện thông thường hoặc các cuộc nói chuyện qua điện thoại thành những bài phỏng vấn mà người nói chuyện không biết đó là cuộc phỏng vấn.

Thứ bảy: Tôn trọng bản quyền. Đoàn kết, tương trợ đồng nghiệp.

Nhà báo không được đạo tin. Mỗi khi dùng tư liệu của đồng nghiệp phải ghi rõ họ tên của tác giả. Các nhà báo cần quan tâm giúp đỡ nhau trong hoạt động nghiệp vụ; không vì cạnh tranh thông tin hoặc vì lợi ích cục bộ của cơ quan báo chí mình cản trở, gây khó khăn cho đồng nghiệp. Nhà báo cần tôn trọng đồng nghiệp, tránh các hành vi, ngôn ngữ gây tổn thương, quấy rối đồng nghiệp. Sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp.

Thứ tám: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.

Nhà báo cần không ngừng nâng cao trình độ chính trị; khiêm tốn học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ trong thực tiễn công tác, trong cuộc sống và giữa các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng tác phẩm của mình.

Thứ chín: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Nhà báo phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, không lạm dụng việc sử dụng tiếng nước ngoài khi đưa tin. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời tôn trọng các nền văn hóa khác. Khi tác nghiệp, nhà báo cần thấu hiểu, tôn trọng các tập quán, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, cộng đồng; không đưa những thông tin xúc phạm các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, tôn giáo, cộng đồng địa phương.

Thứ mười: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những qui định trên đây coi đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là  lương tâm và trách nhiệm của mình.           

Nhà báo phải thường xuyên trau dồi và tuân thủ các quy định đạo đức chung của người làm báo cũng như các quy tắc đạo đức cụ thể của cơ quan báo chí nơi mình công tác; giữ gìn và bảo vệ uy tín của người làm báo và của cơ quan báo chí mình.

Ở đây, chúng ta còn thấy rõ một điều là đất nước sau 30 năm đổi mới, thành tựu đem lại là vô cùng to lớn nhưng cùng với đó là những vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tha hóa, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền ở một bộ phận lãnh đạo; nguy hiểm hơn đó là việc tự chuyển biến về lý tưởng, hành động; tự chuyển hóa về nhân cách… Báo chí không là ngoại lệ, có điều đối với báo chí thì tác động và tác hại sẽ khôn lường. Bởi khác với các ngành, các cấp, giới báo chí từ lãnh đạo đến phóng viên đều là những người hoạt động chính trị, tư tưởng; sản phẩm của họ làm ra mang tính chất đại diện cho tư duy và hành động…

Với việc thực hiện Luật và Quy định, năm 2017 chắc chắn sẽ là năm báo giới Việt Nam có nhiều hoạt động sôi động. Vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước đóng góp tích cực cho sự phát triển chung, giới báo chí cũng đồng thời thực hiện tốt những nhiệm vụ được quy định trong tác nghiệp. Uy tín và vị thế của báo chí chắc chắn sẽ được lấy lại theo đúng phẩm chất vốn có. Những hoạt động vụ lợi, phi đạo đức sẽ bị đẩy lùi nhường chỗ cho những tác phẩm báo chí công tâm và có hiệu ứng xã hội cao nhất.

Phan Hữu Minh

Tin khác

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

(CLO) Đến ngày 18/5, Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành ký kết hợp tác chiến lược phát triển toàn diện về văn hóa - du lịch với 16 tỉnh, thành trọng điểm du lịch.

Nghề báo
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm 'Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê'

Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê"

(CLO) Chiều 18/5, Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê" nhằm thúc đẩy chính sách phát triển nhà ở xã hội, giúp tăng nguồn cung, đa dạng giải pháp lưu trú cho người lao động.

Nghề báo
Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

(CLO) Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Nghề báo
Xuất bản cuốn sách 'Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi'

Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi" nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

Nghề báo
Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành quyết định về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu thuộc Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư Châu Âu.

Nghề báo