Dư địa chính sách còn rất rộng cho kế hoạch phục hồi

Thứ hai, 25/10/2021 13:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khó khăn, tổn hại còn kéo dài nhưng thời gian tới vẫn có nhiều điểm sáng, đó là dịch bệnh đang dần được kiểm soát. Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang dần mở cửa lại. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Nhiều dự báo tin rằng trong quý IV kinh tế sẽ hồi phục.

Sự kiện: COVID-19

“Nếu không có thay đổi đột biến, đột phá thực sự bằng chương trình phục hồi và tăng tốc phát triển, thì khó đạt đạt mục tiêu đặt ra cho nhiệm kỳ này. Kế hoạch phục hồi cần đưa ra mục tiêu cụ thể hơn. Trong đó một số chỉ tiêu phải cao hơn mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch 5 năm2021-2025”- TS.Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương nhận định.

du dia chinh sach con rat rong cho ke hoach phuc hoi hinh 1

TS.Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương.

Báo động về một viễn cảnh không sáng

Cả nền kinh tế đang bị tổn thất nặng nề vì đại dịch COVID-19. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, GDPquý III âm 6,17%. Liệu dịch bệnh còn có di hại nào nữa?GDP năm nay có thể đạt mức nào?

Năm nay, có thể tăng trưởng chỉ 3%, chưa bằng nửa mục tiêu kế hoạch năm đặt ra. Nếu như vậy thì đây là năm thứ hai liên tiếp không đạt được mục tiêu đề ra, nhất là về tăng trưởng, việc làm và các nhiệm vụ cải cách phát triển.

Ở các nước phát triển, tốc độ tăng GDP giảm, thậm chí âm, nhưng thu nhập/người dân không giảm, và thu nhập khả dụng tăng, vì họ không thể chi tiêu trong đại dịch. Vì vậy, khi dịch kết thúc, hay giảm thì cầu bùng nổ, và là yếu tố cơ bản thúc đẩy phục hồi nhanh và cao.

Việt Nam hoàn toàn khác vì đang yếu cả bên cung và bên cầu, không thể phục hồi nhanh và cao được khi mà nhiều triệu lao động mất việc làm, mất thu nhập và đã tiêu đi phần lớn, thậm chí tiêu hết tiền tiết kiệm và một số ngành dịch vụ đã tê liệt hai năm liên tiếp.

Đại dịch không những làm mất mát về vật chất, mà cả tinh thần, năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ.v.v…

Cơ cấu kinh tế, lao động, phân bố nguồn lực đang bị đảo lộn. Năng lực và nguồn lực đã bị sói mòn nghiêm trọng. Các động lực tăng trưởng chủ yếu (trừ xuất khẩu) đã yếu đi một cách đáng kể. Ba vùng động lực vốn đã mất động lưc, nay lại thiệt hại nghiêm trọng.

Như vậy phía trước vẫn là bức tranh u ám ư. Khả năng phục hồi thế nào?

Khó khăn, tổn hại còn kéo dài nhưng thời gian tới vẫn có nhiều điểm sáng, đó là dịch bệnh đang dần được kiểm soát. Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang dần mở cửa lại. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được giữ vững. Khi được mở cửa trở lại, sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng mấy tháng nay bị kìm nén sẽ bật tăng trở lại, theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi. Nhiều dự báo tin rằng trong quý IV kinh tế sẽ hồi phục.

Chương trình phục hồi và đẩy nhanh phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham vấn ý kiến các chuyên gia. Khi được tham vấn, ông đã có ý gì muốn nhấn mạnh?

Dịch bệnh gây tổn hại nặng nề như chúng ta vừa nói đến, vì vậy nếu không có thay đổi đột biến, đột phá thực sự bằng chương trình phục hồi và tăng tốc phát triển, thì kết quả đạt được ở nhiệm kỳ này sẽ xấu hơn nhiều so với nhiệm kỳ 2016-2020, tăng trưởng sẽ thấp xa mục tiêu đặt ra.

Tôi muốn báo động rằng nếu không có được sự phục hồi và tăng tốc phát triển kinh tế, chúng ta sẽ có một viễn cảnh không sáng.

Mọi kế hoạch, giải pháp đều phải trông vào dư địa chính sách, khoảng dư địa này thế nào?

So sánh với 1999-2011, dư địa chính sách của ta bây giờ tốt hơn rất nhiều và còn rất nhiều. Lạm phát thấp và ổn định. Hệ thống tài chính, tuy còn rủi ro, nhưng vững và tốt hơn rất nhiều. Bội chi ngân sách, và nợ công vẫn trong ngưỡng cho phép. Cán cân đối ngoại tốt hơn nhiều, dự trữ ngoại tệ trên 100 tỷ USD…  Tôi cho rằng ta có thể nới trần nợ công, tăng bội chi để thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế.

Phải đặt mục tiêu cao hơn mục tiêu trong kế hoạch 5 năm

Trong dự thảo có 8 nhóm giải pháp phục hồi kinh tế. Vậy theo ông cần lưu ý gì?

Có mấy điểm đáng lưu ý. Đó là tiếp tục tổ chức sản xuất, cuộc sống xã hội và quản lý nhà nước an toàn, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh. Sinh kế và sinh mạng là hai mặt của một vấn đề, bổ sung, củng cố cho nhau, không tách rời nhau.

Đồng thời nhanh chóng phục hồi lại, cũng cố vững chắc các động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Và phải sử dụng nguồn lực đúng mục đích, đúng đối tượng, và hiệu quả.

Giải pháp cần cụ thể, khả thi và có thể thực hiện được ngay và nhanh với trong thời hạn đã định.

Kế hoạch phục hồi cần đưa ra mục tiêu cụ thể hơn. Trong đó một số chỉ tiêu phải cao hơn mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch 5 năm2021-2025. Như vậy mới đạt được mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Dự thảo đưa ra quá nhiều giải pháp (78 giải pháp chia thành 8 nhóm)  nhưng lại chưa cụ thể và khả thi, chưa tập trung vào một chương trình có thời hạn 2-3 năm.

Quan điểm của tôi là giải pháp viết ra trong chương trình phục hồi này không trùng lặp với các chính sách, kế hoạch, chương trình đã có mà cần  mạnh hơn, cao hơn giải pháp đã có và tập trung vào 4 nhóm sau đây: 1.Tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn dịch bệnh để mở lại nền kinh tế. 2. Hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã và hộ kinh doanh vượt qua đại dịch.3. Kích cầu đầu tư và tiêu dùng. 4. Hỗ an sinh xã hội và đào tạo lại lao động.

Chính phủ đã nhấn mạnh thông điệp chuyển hướng từ “Zero F0” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát an toàn dịch bệnh”. Nhưng người  dân và doanh nghiệp lo ngại các biện pháp chống dịch sẽ làm hạn chế các hoạt động của đời sống và sản xuất kinh doanh?

Chúng ta cần giải pháp chống dịch mới kiểm soát dịch hiệu quả nhưng cũng tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế được quay trở lại.

Trong đó, cần tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn dịch bệnh để mở lại nền kinh tế với một số giải pháp cụ thể. Tiêm vaccine nhanh nhất có thể. Tăng cường năng lực hệ thống y tế trong phòng chống dịch, nhất là hệ thống y tế cấp cơ sở. 

Đồng thời ban hành quy định mới về các tiêu chí, tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh để áp dụng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động đời sống xã hội và quản lý nhà nước. Các quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn phải cụ thể, dễ tuân thủ, áp dụng thống nhất  và được giám sát bởi công nghệ và các công cụ thích hợp. 

Nguyên tắc xuyên suốt ở đây là không đặt thêm quy định xin-cho, không tạo thêm thủ tục hành chính.

Chương trình phục hồi có nói đến phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng trong nước. Theo ông cần giải pháp cụ thể gì?

Chúng ta cần tính tới việc mở cửa thị trường du lịch nội địa và thí điểm mở cửa thị trường du lịch quốc tế, tiến tới mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế trong điều kiện bình thường mới. 

Về giải pháp, nên giảm thuế GTGT từ mức 10% về 5% đối với ngành kinh doanh vận tải ô tô, hàng không, du lịch. Giảm 50% lệ phí trước bạ đăng ký ô tô để kinh doanh vận tải trong năm 2022.

Và hoãn nộp thuế GTGT trong năm 2022 đối với dịch vụ du lịch, nhà hàng ăn uống, lưu trú và các loại dịch vụ vui chơi, giải trí,.v.v…. 

Còn về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân?   

Theo tôi, cần miễn giảm các loại phí như phí cảng biển, tiền thuê đất, phí đăng kiểm, phí bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, ký quỹ du lịch… Nên miễn các khoản thuế đang cho hoãn nộp.  Nên cho doanh nghiệp chuyển lỗ về trước bằng cách hạch toán lỗ kinh doanh ròng phát sinh trong năm tài chính 2020, 2021 vào thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được báo cáo trong năm 2018, 2019 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trong ngành du lịch.

Hỗ trợ chi phí tuân thủ phòng chống dịch. Có chương trình tín dụng đặc biệt hỗ trợ ngành vận tải hành khách hàng không và du lịch.

Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn.

Tri Nhân thực hiện

du dia chinh sach con rat rong cho ke hoach phuc hoi hinh 2

Tin khác

Giá vàng SJC bất ngờ giảm mạnh sau phiên lập đỉnh lịch sử

Giá vàng SJC bất ngờ giảm mạnh sau phiên lập đỉnh lịch sử

(CLO) Sau cơn tăng điên loạn của giá vàng với mức đỉnh liên tục được xác lập, sáng nay (11/5), giá vàng SJC đã bất ngờ giảm mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chính phủ yêu cầu thực hiện ngay việc thanh kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Chính phủ yêu cầu thực hiện ngay việc thanh kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại, tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp chế xuất

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại, tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp chế xuất

(CLO) Cục Hải quan Hà Nam Ninh đã giải đáp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Qua đó, giúp các doanh nghiệp nắm bắt, cập nhật những chính sách pháp luật mới về hải quan, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan cũng như thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng tăng điên cuồng: Người dân “đu đỉnh” chờ mốc 100 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng điên cuồng: Người dân “đu đỉnh” chờ mốc 100 triệu đồng/lượng

(CLO) Giá vàng đã xô đổ kỷ lục mọi thời đại khi tăng lên mức 92,4 triệu đồng/lượng. Trong khi nhiều người dân đem tiền đi mua vàng giữa đỉnh giá thì cũng có nhiều nhà vàng từ chối vàng người dân bán ra.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ tăng cường sử dụng than do nắng nóng kỷ lục

Ấn Độ tăng cường sử dụng than do nắng nóng kỷ lục

(CLO) Trong quý đầu tiên của năm, sản xuất điện đốt than và lượng khí thải từ ngành điện của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục do nhiệt độ trên mức trung bình thúc đẩy việc sử dụng máy điều hòa không khí nhiều hơn và mở rộng kinh tế đã thúc đẩy mức tiêu thụ điện tổng thể.

Thị trường - Doanh nghiệp