Dư địa lớn nhưng không dễ khai thác

Thứ năm, 13/09/2018 10:42 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hiện các nhà đầu tư ngoại đang rất quan tâm đến thị trường tài chính tiêu dùng được đánh giá rất tiềm năng ở Việt Nam, tuy nhiên chưa thể khẳng định ngay về câu truyện sẽ có sự bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực này.

Thị trường tiềm năng

Tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam là không thể bàn cãi khi có quy mô dân số gần 100 triệu dân với 70% dân số đang trong độ tuổi 15 – 64. Bên cạnh đó, với nền kinh tế có tốc độ phát triển tương đối tốt ở khu vực Đông Nam Á cùng tình hình an ninh, chính trị ổn định, sẽ là những yếu tố “vàng” để các nhà đầu tư tài chính đến với Việt Nam ngày một nhiều hơn.

Theo thống kê của NHNN, thị trường tài chính tiêu dùng đã tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm, đạt quy mô hơn 1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng mới chiếm 17% tổng dư nợ nền kinh tế. Tỷ lệ này, theo các chuyên gia kinh tế, vẫn còn nhỏ bé, mới chỉ bằng một nửa so với nhiều nước trong khu vực. Mặt khác, nếu loại trừ dư nợ bất động sản, tỷ lệ này sẽ còn bị co hẹp đáng kể.

Một trong những mô hình cho vay tiêu dùng tốt hiện nay là các công ty tài chính. Thông qua những công ty này, khách hàng có cơ hội được tiếp cận vốn dễ dàng hơn và quan trọng là những công ty này có hành lang pháp lý để hoạt động. Như vậy, những người nghèo, những người có điểm tín dụng thấp được tiếp cận nguồn vốn chính thống và được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên, dư địa lớn là thế nhưng để khai thác nó không hề đơn giản. Các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như các công ty tài chính (CTTC) đã tìm mọi cách đưa ra các chương trình khuyến mại hỗ trợ người vay với lãi suất cạnh tranh nhưng kết quả đạt được vẫn thực sự hết sức khiêm tốn, chưa nói đến việc lợi nhuận ngày càng giảm sút, tình hình kinh doanh gặp nhiều trở ngại.

Thị trường cho vay tiêu dùng những năm gần đây nổi lên cái tên FE Credit, VPBank. Báo cáo tài chính của VPBank tính đến hết quý I/2017 cho thấy, hoạt động cho vay của FE Credit mang về lợi nhuận chính cho ngân hàng. Lợi nhuận quý I/2017 của VPBank là 1.924 tỷ đồng (tăng 85%), trong đó hơn 1.000 tỷ đồng đến từ FE Credit.

Tuy nhiên, bước sang năm 2018, tỷ trọng đóng góp của FE Credit vào lợi nhuận của ngân hàng hợp nhất sụt giảm mạnh về 36% khiến nhà đầu tư băn khoăn phải chăng FE Credit đã qua thời là “gà đẻ trứng vàng” cho ngân hàng như kỳ vọng? Giải thích về vấn đề này, Tổng Giám đốc FE Credit thẳng thắn thừa nhận, hoạt động kinh doanh không được như mong muốn là do vấn đề thu hồi nợ gặp vấn đề.

Báo Công luận
Tiêu dùng không tiền mặt đang là xu hướng tất yếu trong đó có Việt Nam. 

Vốn ngoại vẫn dè chừng

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam gần đây chứng kiến thêm sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài khi rót vốn mua cổ phần của các công ty tài chính tại Việt Nam. Cụ thể như việc Lotte Card, thành viên Tập đoàn Lotte, chi 1.700 tỷ đồng mua lại 100% bộ phận tài chính tiêu dùng TechcomFinance của Techcombank. Shinhan Card đã bỏ 151 triệu USD mua lại CTTC Prudential Việt Nam (PVFC). Nhìn vào các CTTC đang hoạt động cũng có sự tham gia của các cổ đông nước ngoài: 49% vốn HD Saison của HDBank thuộc về Tập đoàn Credit Saison (Nhật Bản), Tập đoàn Shinsei (Nhật Bản) giữ 49% cổ phần Mcredit (MB)...

Việc một số nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần tại các CTTC được các chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định là sẽ giúp tăng nguồn lực tài chính cho thị trường Việt Nam, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.

Đây được xem là tín hiệu vui đối với người dân, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Trong giai đoạn CMCN 4.0, các tổ chức tài chính nước ngoài có những công cụ mà có thể tại Việt Nam chưa áp dụng hoặc có áp dụng nhưng chưa hoàn hảo. Những công ty nước ngoài sử dụng công nghệ đó từ lâu nên họ có thể giúp bổ sung những sản phẩm cho tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.

Song giới chuyên gia cũng nhận thấy, các nhà đầu tư nước ngoài luôn có sự thận trọng và xem xét kỹ lưỡng về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mới mẻ từ cơ cấu tổ chức, bản thân người tiêu dùng cũng chưa thật sự thân quen với các sản phẩm hiện đại về tài chính. Bởi thế, các nhà đầu tư ngoại khi bỏ vốn vào cũng có sự thận trọng nhất định. “Hiện tại, các CTTC thị phần cho vay so với tổng dư nợ nền kinh tế còn khiêm tốn. Các nhà đầu tư ngoại dù rất quan tâm nhưng nếu nói sẽ có sự bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực này thì cũng chưa thể nói trước” – một chuyên gia tài chính cho hay.

Minh Thùy

Tin khác

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

(CLO) Trong phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 4 ở thị trường Mỹ, vàng lại chấn động khi giá “rơi tự do”, nhiều thời điểm thủng mốc quan trọng 2.300 USD/ounce.

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm