Đưa cá nhân có ảnh hưởng chính trị vào Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi

Chủ nhật, 18/07/2021 12:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, việc đưa cá nhân có ảnh hưởng chính trị, các sản phẩm, dịch vụ mới như trung gian thanh toán, cho vay ngang hàng, kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo vào diện báo cáo… sẽ góp phần quan trọng cho công tác phòng chống tham nhũng hiện nay.

NHNN đang lấy ý kiến của các bộ, ngành, chuyên gia đối với tài liệu thẩm định đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi của Ngân hàng Nhà nước  theo trình tự, thủ tục rút gọn. Dự kiến, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức cuộc họp thẩm định dự án Luật này vào ngày 19/7.

Theo NHNN, cơ quan chủ trì soạn thảo, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 tại kỳ họp thứ 3. Đây là văn bản pháp lý cao nhất, toàn diện quy định về phòng chống rửa tiền (PCRT), phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. 

Qua 8 năm triển khai thi hành Luật PCRT đã có nhiều kết quả, tuy nhiên nổi lên một số bất cập, hạn chế trong các quy định, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động PCRT.

Đó là, đối tượng áp dụng Luật PCRT, các hoạt động của tổ chức tài chính, tổ chức và cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan hiện chưa bao quát đầy đủ do thời điểm ban hành luật; một số loại hình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chưa xuất hiện (như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cho vay ngang hàng, kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo…), trong khi các hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro về rửa tiền và nhiều vấn đề pháp lý mới phát sinh khác theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và phòng chống tham nhũng hiện nay…

Do đó, yêu cầu đặt ra đối với việc sửa đổi Luật PCRT sẽ góp phần khắc phục những thiếu hụt về mặt pháp lý trong cơ chế xử lý PCRT ở Việt Nam. Từ đó, nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác PCRT và công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, bảo đảm phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế, tránh việc bị đưa vào danh sách theo dõi của Nhóm rà soát hợp tác quốc tế về lĩnh vực này.

Để đạt mục tiêu trên, Luật PCRT sửa đổi lần này thiết kế các quy định theo hướng mở rộng các loại hình đối tượng báo cáo trong công tác PCRT.

Trong đó, quy định về cá nhân có ảnh hưởng chính trị đang được Luật PCRT điều chỉnh chỉ quy định với người nước ngoài. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính toàn cầu về rửa tiền, tài trợ khủng bố (FATF), các quốc gia không được phân biệt cá nhân có ảnh hưởng chính trị là người nước ngoài hay trong nước và phải thực hiện các biện pháp PCRT cho các cá nhân có ảnh hưởng chính trị trong nước và ngoài nước như nhau.

ảnh minh họa

ảnh minh họa

Quy định về các dấu hiệu cảnh báo về giao dịch đáng ngờ mới chỉ đưa ra các dấu hiệu cảnh báo chung, lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các lĩnh vực khác, đặc biệt là kinh doanh bất động sản chưa có hướng dẫn cụ thể.

Quy định về khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới còn chưa đưa ra định nghĩa rõ ràng về kim loại quý, đá quý; cách thức tính toán, xác định ngưỡng phải báo cáo; cách thức báo cáo; cách xử lý thông tin, dữ liệu được báo cáo.

Cơ sở chính trị, pháp lý cho việc ban hành các quy định mới về PCRT được các chuyên gia đồng tình bởi các quy định mới tuân theo tinh thần của Chỉ thị 05-CT/TW ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Để nâng cao hiệu quả công tác PCRT, việc hoàn thiện pháp luật sát với thực tiễn đất nước và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là một trong các giải pháp được đặt ra cấp thiết hiện nay. Việc hoàn thiện quy định của pháp luật về PCRT là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về rửa tiền.

Trâm Anh

Bình Luận

Tin khác

Tàu vận chuyển hàng hóa từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Tàu vận chuyển hàng hóa từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

(CLO) Hải Dương kỳ vọng sau khi khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa tham gia hành trình liên vận quốc tế sẽ giúp lưu thông hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Dự kiến, ngày 20/5 tới, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức mở vườn vải Thanh Hà, cắt băng xuất khẩu vải chuyến đầu tiên tại Ga Cao Xá.

Tin tức
Hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra.

Tin tức
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.

Tin tức
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

(CLO) Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024. Nếu được thông qua, dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47.488 tỉ đồng.

Tin tức
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Tin tức