Đưa nhau đi tìm “miền Sáng”

Thứ ba, 24/09/2019 14:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tranh của Hoàng A Sáng thật ra không mới lạ về đề tài. Nhưng càng nhìn ngắm những tác phẩm của anh thì lại càng thấy bình an và đầy những chiêm nghiệm về sự tĩnh lặng.

Họa sĩ Hoàng A Sáng.

Họa sĩ Hoàng A Sáng.

A Sáng nói: “Với tôi việc được vẽ mỗi ngày là một ân huệ, sự may mắn của cuộc sống ban tặng! Mỗi lần bước vào xưởng vẽ, ngửi mùi sơn quen thuộc, được tĩnh lặng một mình trong thế giới sắc màu là một lần tôi chạm vào hạnh phúc. Tôi tự gọi đó là “chạm vào hạnh phúc” của riêng mình”.

Lúc này, vẽ không đơn thuần là công việc hoặc đam mê… Mà thật sự tôi cảm thấy mình rơi vào một trạng thái vô cùng tinh khiết - sự tinh khiết này thật khó để nói thành lời, chỉ có thể sống trong nó, cảm nhận nó, vui sướng thực sự với nó. Việc sáng tác với hội họa không phải lúc nào cũng diễn ra êm đẹp, có những lúc rơi vào bế tắc, họa sỹ hoàn toàn bất lực trước bức tranh của chính mình. Cứ vẽ mãi, sửa mãi… nhưng bức tranh mình mong muốn không bao giờ hiện ra…

Việc cần làm lúc này là phải biết kiên nhẫn và chờ đợi. Kiên nhẫn với bản thân mình, cũng có nghĩa biết cách để kiên nhẫn với hội họa. Sau nhiều năm tôi nhận ra rằng, khi vẽ tranh, nhiều lớp màu được chồng phủ lên nhau, có lúc bị gạch xóa, thậm chí bỏ đi, rồi vẽ lại, rồi lại xóa đi... cứ như thế diễn ra không biết bao nhiêu lần, việc này tựa như chính bản thân họa sỹ tự sửa mình”, Hoàng A Sáng bộc bạch.

Báo Công luận

Mới nhìn thì tranh của Hoàng A Sáng người ta như được gặp một người quen trong quá khứ - một cảm giác “déjà vu” là lạ. Những gam màu trầm mặc, gương mặt thánh thiện, hiền lành, đôi mắt mơ màng, êm dịu... Giống như ta bắt gặp một người thân thương - hoặc là chính chúng ta - trong những mơ mộng về bình an của cuộc đời.

Nhưng không chỉ vậy, A Sáng dụng công trong thể hiện những vệt màu mỏng mảnh như một màn sương bao phủ lên toàn bộ bức tranh. Đó là nước hay là gió, hay nó chính là mạch thời gian trôi chảy... Không quan trọng. Bởi khi đã ngộ thì ý niệm luôn vượt qua cảm giác về hình thức. Màn sương ấy là một “miền sáng” khiến cho những điều thể hiện trong nội dung không bị bó buộc vào một mảnh toan chữ nhật như một lát cắt, mà trải rộng ra như những chiêm nghiệm về những tình ý của đời, của người.

Empty

Sáng bảo, mỗi ngày anh đều cố gắng phải loại bỏ đi một căn tính, thêm vào một đức tính. Đây là một công việc lâu dài, cần mẫn, chăm chỉ, nghiêm túc như chính hơi thở của mình. Nếu kiên nhẫn được như vậy, bản thân họa sỹ và bức tranh sẽ mỗi ngày đều đẹp thêm.

Về triển lãm sắp tới, Hoạ sĩ Hoàng A Sáng chia sẻ: Trong triển lãm lần này, tôi cố gắng loại bỏ những phần mà bản thân tôi tự nhận ra là thừa và cố gắng thêm vào những phần còn thiếu. Tôi hy vọng mỗi ngày tranh của tôi và chính bản thân tôi sẽ hướng về cái đẹp tinh khiết nhất. Sẽ là thiếu khiêm tốn nếu tự nói rằng, mỗi ngày mình vẽ đẹp hơn, nhưng tôi nghĩ mình có đủ năng lượng và khát vọng để hướng đến những điều đẹp nhất.

Báo Công luận

Nói về tranh của hoạ sĩ Hoàng A Sáng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận xét: Từ “miền A Sáng 1” đi tới ‘’miền A Sáng 2’’ là một thách thức rất lớn. Đoạn đường ấy có thể trở thành bất động, có thể dẫn người họa sỹ vào vô định và có thể làm biến mất Hoàng A Sáng. Nhưng anh đã tới được miền ấy trọn vẹn và ngập tràn một tinh thần mới. Cái miền ấy – ‘’miền A Sáng 2’’ hoàn toàn mới mẻ nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về cái tên Hoàng A Sáng.

Trong suốt 3 năm qua, Hoàng A Sáng đã vật vã mang những nhân vật của mình, những bông sen của mình, những cái cây của mình, những vùng đồi cố hương mình để về tới được miền của ánh sáng mới (màu), giai điệu mới (nét) và không gian mới (bố cục). Những tác phẩm trong "miền A Sáng 2’’ dựng lên 3 vùng đặc trưng: sen – phong cảnh – tĩnh vật. Cho dù trong sen, trong phong cảnh và trong cái gọi là tĩnh vật vẫn luôn luôn chứa đựng sự chuyển động mãnh liệt của cảm xúc, của ý tưởng và của màu sắc chủ đạo là màu nóng thì tinh thần Thiền vẫn trùm phủ cả 3 vùng này. Bởi những bố cục, những đường nét, những màu sắc của Hoàng A Sáng luôn hướng tới một vẻ đẹp thuần khiết và sự thánh thiện. Và từ đó, tinh thần của Thiền bắt đầu khởi sinh và lan tỏa.

Là họa sỹ ai cũng muốn vẽ được bức tranh đẹp. Đó là điều bình thường, cũng là nhiệm vụ của người theo đuổi nghiệp vẽ, nhưng có một sự thật rằng, bức tranh đẹp đó vẫn ở phía trước, và mãi mãi ở phía trước, ở một “miền sáng” phía trước. Chính vì điều đó mà A Sáng và các nghệ sỹ được vẽ, được tìm kiếm, được chiêm nghiệm về bản thân mình và những tác phẩm của mình. Hành trình tìm kiếm ấy chính là hạnh phúc.

Tử Hưng

Tin khác

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Hoa Lư”: Dân Ninh Bình ngồi thuyền xem hội

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Hoa Lư”: Dân Ninh Bình ngồi thuyền xem hội

(CLO) Tối ngày 30/4/2024, tại Phố Cổ Hoa Lư – Ninh Bình đã diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Rực rỡ Hoa Lư”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 10 năm quần thể danh thắng Tràng An được Unesco ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Đời sống văn hóa
Hàng nghìn người về Lăng viếng Bác trong ngày nghỉ lễ 30/4

Hàng nghìn người về Lăng viếng Bác trong ngày nghỉ lễ 30/4

(CLO) Ngày 30/4, trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn người dân và du khách thập phương xếp hàng dài để chờ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Hồi hộp đón chờ chương trình văn nghệ đặc biệt 'Rực rỡ Hoa Lư'

Ninh Bình: Hồi hộp đón chờ chương trình văn nghệ đặc biệt "Rực rỡ Hoa Lư"

(CLO) Hòa chung với không khí vui tươi, phấn khởi của cả nước, chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, tỉnh Ninh Bình tổ chức chương trình văn nghệ đặc biệt "Rực rỡ Hoa Lư", hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân và du khách trải nghiệm thú vị cùng những phút giây khó quên.

Đời sống văn hóa
Hoa giáng hương đua nhau khoe sắc giữa trời Hà Nội

Hoa giáng hương đua nhau khoe sắc giữa trời Hà Nội

(CLO) Cuối tháng 4, những hàng cây giáng hương trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội đua nhau khoe sắc vàng rực rỡ, tô điểm thêm vẻ đẹp của Thủ đô với lịch sử nghìn năm văn hiến.

Đời sống văn hóa
Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt: Viết để trả nợ những người nằm xuống

Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt: Viết để trả nợ những người nằm xuống

(NB&CL) Ngày 30/4/1975, những chiếc xe tăng của quân giải phóng hùng dũng tiến vào Dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong số những người chứng kiến thời khắc lịch sử đó, có người thanh niên trẻ 21 tuổi Nguyễn Khắc Nguyệt - chiến sĩ lái xe tăng số 380…

Đời sống văn hóa