Đua nhau mua máy thở, bình oxy phòng thân là không cần thiết

Thứ hai, 19/07/2021 09:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế, Bộ Y tế và TP. Hồ Chí Minh cam kết không thiếu máy thở cho người bệnh, do đó người dân hoàn toàn có thể yên tâm.

Trong làn sóng dịch lần thứ tư được ghi nhận từ ngày 27/4 đến nay nước ta đã ghi nhận hơn 50 nghìn trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 tại nhiều tỉnh thành, trong đó TP. Hồ Chí Minh hiện đang là địa phương có số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 cao nhất với gần 30 ngàn trường hợp bệnh nhân được ghi nhận.

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế (ảnh TL).

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế (ảnh TL).

Sự nguy hiểm của biến thể Delta cùng với số lượng ca mắc không ngừng gia tăng đã tạo nên áp lực rất lớn cho khối điều trị, cùng sự lo lắng từ người dân.

Trong thực tiễn đã ghi nhận nhiều trường hợp người dân tìm mua các thiết bị thở máy, thiết bị tạo oxy, tích trữ các bình khí oxy để “phòng” cho những tình huống tương lai dù các chuyên gia đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh cùng Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế.

Thưa ông, ông nhận định như thế nào về vấn đề người dân tự mua máy tạo oxy, máy thở để dự trữ và sẵn sàng tự dùng tại nhà?

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa: Đối với các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 có xuất hiện tình trạng suy hô hấp, khó thở thì việc sử dụng các thiết bị, hệ thống hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân COVID-19 đều cần đến thở máy.

Theo dữ liệu được ghi nhận trong đợt dịch lần này có khoảng 80% các bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ chỉ có khoảng 5% số ca cần thở oxy gọng kính, 0,17% thở máy không xâm nhập và 1,3% số ca thở máy xâm nhập.

Việc thiết lập, vận hành và đưa vào sử dụng hệ thống máy thở cũng khác và yêu cầu cao hơn so với các thiết bị theo dõi sức khỏe thông thường tại nhà như nhiệt kế, máy đo huyết áp,  máy đo đường huyết… mà người dân có thể sử dụng tại nhà.

Theo đó việc thiết lập và vận hành hệ thống máy thở cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị phụ trợ (hệ thống oxy, hệ thống khí nén), cần có thầy thuốc (bác sĩ, điều dưỡng) được đào tạo chuyên môn bài bản để vận hành.

Đồng thời quá trình bệnh nhân sử dụng máy thở cũng cần được kiểm tra, theo dõi định kỳ, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để có những chỉ định và xử lý kịp thời.

Do đó trong điều kiện gia đình thì không thể thiết lập các hệ thống máy thở, cũng như không thể cắt cử các kíp chuyên môn đến vận hành và theo dõi việc sử dụng máy thở tại nhà riêng cho bệnh nhân.

Bộ Y tế và TP. Hồ Chí Minh cam kết không thiếu máy thở cho người bệnh, do đó người dân hoàn toàn có thể yên tâm.

Người dân không nên mua, tích trữ máy thở vì vừa gây lãng phí do không thể tự dùng được, mà còn tạo sự khan hiếm nguồn cung khiến các cơ sở y tế, bệnh viện có thể không thể mua được máy cho bệnh nhân cần trong trường hợp dịch bệnh có những diễn biến khó lường.

Bên cạnh máy thở, khí oxy cũng là vấn đề người dân vô cùng quan tâm, xin ông chia sẻ thêm về vấn đề này?

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa: Xin khẳng định lại một lần nữa là Bộ Y tế và TP.HCM cam kết không thiếu máy thở, khí oxy cho người bệnh, do đó người dân hoàn toàn có thể an tâm.

Về vấn đề nguồn cung khí oxy, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất oxy tại nước ta, kết quả cho thấy khả năng cung ứng oxy từ các đơn vị sản xuất trong nước cao gấp 30 lần so với nhu cầu hiện nay tại các bệnh viện, do đó nguồn cung cấp khí oxy cho cả nước nói chung hay tại TP.HCM nói riêng đều không thiếu.

Người dân không nên mua, tích trữ các bình khí oxy tại nhà vì chẳng những không thể sử dụng được mà còn tiềm ẩn mối nguy cháy nổ rất lớn.

Nhiều Bộ thành lập tổ công tác đặc biệt chống COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh

Tối 18/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo khẩn cấp gửi các Bộ trưởng về việc thành lập các Tổ công tác đặc biệt chống Covid-19 của từng bộ và tại TPHCM.

Văn bản khẩn của Thủ tướng Chính phủ được gửi Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung.

Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng hỗ trợ và phục vụ kịp thời, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Hành trình khám sàng lọc Trái tim cho em 2024: 'Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau'

Hành trình khám sàng lọc Trái tim cho em 2024: 'Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau'

(CLO) Chương trình khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em dưới 18 tuổi “Trái tim cho em” đã chính thức khởi động hành trình năm 2024 với dự kiến 12 tỉnh/thành trên cả nước được tổ chức hoạt động, trong đó Thái Bình và Bình Phước sẽ là điểm dừng chân đầu tiên trong tháng 5 này.

Sức khỏe
Vụ loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai: Sở Y tế TP HCM rà soát lịch sử khám chữa bệnh của 3 người

Vụ loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai: Sở Y tế TP HCM rà soát lịch sử khám chữa bệnh của 3 người

(CLO) Sở Y tế TP HCM rà soát về việc 3 đương sự liên quan vụ loạn luân tại Tịnh thất Bồng Lai có khám, chữa bệnh hoặc có khám thai, sinh con tại các bệnh viện, phòng khám trên địa bàn TP HCM từ năm 2006 đến nay hay không.

Sức khỏe
Ấu trùng giun đũa chó mèo lây cho người nguy hiểm thế nào?

Ấu trùng giun đũa chó mèo lây cho người nguy hiểm thế nào?

(CLO) Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo gây ra các tổn thương ở gan, não, lách, thận và gây ra hiện tượng miễn dịch dị ứng, ngứa, nổi mẩn kéo dài ở người bệnh.

Sức khỏe
Bắc Ninh: Tăng cường triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Bắc Ninh: Tăng cường triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

(CLO) Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về việc tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Sức khỏe
Bệnh viện Đại học Y Thái Bình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em trong 2 ngày 18 và 19/5

Bệnh viện Đại học Y Thái Bình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em trong 2 ngày 18 và 19/5

(CLO) Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, Bệnh viện E Hà Nội, Viettel Thái Bình phối hợp cùng Hội Cựu chiến binh Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, tổ chức sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em nghèo ở Thái Bình. Mục tiêu là phát hiện và điều trị sớm, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho các em.

Sức khỏe