Đừng biến cầu Long Biên thành bảo tàng!

Thứ sáu, 03/04/2015 14:25 PM - 0 Trả lời

Đừng biến cầu Long Biên thành bảo tàng!

Congluan.vn

(NB&CL) - Văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải về việc di dời 9 nhịp cầu Long Biên để bảo tồn và xây cầu mới tại vị trí tim cầu cũ đang làm dấy lên luồng dư luận phản đối. Số phận của cây cầu lịch sử - biểu tượng của Hà Nội nghìn năm văn hiến một lần nữa lại bị đưa lên bàn cân.

Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân, việc đầu tư xây mới một cây cầu không khó, nhưng với cầu Long Biên thì chỉ việc sửa chữa, nâng cấp cũng vô cùng khó khăn bởi cây cầu mang tính bảo tồn. Tại buổi làm việc của Bộ GTVT với TP. Hà Nội, Sở GTVT đã đưa ra kiến nghị chỉ nên bảo trì, nâng cấp và tăng khả năng giao thông cho cây cầu. “Ý kiến của chúng tôi đã được lãnh đạo thành phố và Bộ GTVT đồng tình”- ông Tân cho hay.

Còn nhớ cách đây gần 10 năm, khi cây cầu Long Biên bị xuống cấp, nhiều người đã cho rằng nó hết hạn sử dụng và định cưa ra bán sắt vụn. Lần đó, mọi người đã phản đối ầm ĩ. Hồn vía của Hà Nội là ở cây cầu Long Biên, ở Hồ Gươm, Hồ Tây và phố cổ. Hồ Tây, phố cổ đã không còn nguyên vẹn. Mất cầu Long Biên, Hà Nội còn gì?

Theo văn bản của Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến các Bộ liên quan và UBND TP Hà Nội về phương án xây dựng cầu đường sắt Long Biên cho tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi. Phương án mà họ cho là tối ưu và cũng để đồng bộ với dự án tôn tạo cầu Long Biên là làm cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại. Di dời 9 nhịp cầu cũ về phía thượng nguồn để bảo tồn với chi phí khoảng gần 8 nghìn tỷ. Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng đưa ra hai phương án khác, nhưng mấu chốt vẫn là xây dựng một chiếc cầu mới trên cái cầu cũ và đưa cầu Long Biên cũ trở thành một bảo tàng.

Làm sao đưa cầu Long Biên thành một bảo tàng trong khi nó đang là một di sản sống. Một di sản sống, hãy để nó trong lòng của đời sống, đừng biến thành bảo tàng và đóng khung nó trong nhà kính. Thực tế nhiều năm qua đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của cây cầu có lịch sử hàng trăm năm này. Nhưng chắc chắn, không ai chọn phương án phá cây cầu Long Biên để xây dựng một cây cầu mới. Chưa nói đến vấn đề lãng phí tiền của Nhà nước. Cây cầu Long Biên là một cây cầu lịch sử; gắn liền như một phần máu thịt của Hà Nội.

Nó là chứng nhân cho bao thăng trầm, bao vui buồn của đất nước. Đối với những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đã từng đi sơ tán tránh bom Mỹ trút xuống trời Hà Nội mới thấy hết sự thiêng liêng của cầu Long Biên. Hình ảnh cầu Long Biên như một sự trở về thổn thức. Nói như kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, nó là một phần trong tổng thể kiến trúc làm nên vẻ đẹp tinh thần của Hà Nội ngày nay. Cũng cây cầu ấy đã chứng kiến bao mưa bom bão đạn, những ngày gian khó nhất của Hà Nội. Cây cầu như một sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Phá bỏ đi, khác gì chúng ta xóa ký ức của mình. Mà con người sống không thể không có ký ức.

Theo Giáo sư Hoàng Chương, cầu Long Biên là một chứng nhân lịch sử; một chứng tích của hai cuộc kháng chiến thần kỳ của nhân dân Việt Nam anh hùng. “Cầu Long Biên xứng đáng trở thành một bảo tàng sống, thành một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng, thành một điểm sáng văn hóa và du lịch trong tương lai ở Hà Nội”. Giáo sư Hoàng Đạo Kính coi cầu Long Biên là một công trình kiến trúc - kỹ thuật có giá trị, cần được bảo tồn, cải tạo và phát huy giá trị với tư cách là một thành phần cấu thành di sản đô thị của Thủ đô.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa của cây cầu Long Biên, rất nhiều ý kiến phản đối trước phương án đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải. Thậm chí nhiều người cho rằng đó là một phương án “điên rồ”. Bởi đó không giản đơn chỉ là một cây cầu để giao thương. Nó là văn hóa, là lịch sử. Và khi chúng ta động đến lịch sử rất cần một thái độ tôn trọng quá khứ. Không thể phát triển ồ ạt, phát triển bằng mọi giá. Rất nhiều bài học khi chúng ta động chạm đến lịch sử, phá bỏ lịch sử. Và chúng ta đã phải trả những cái giá quá đắt cho việc đua chen chạy theo cái mốt, phát triển ồ ạt theo cái mới, cái hiện đại mà quên đi những giá trị xưa.

Khánh An

Tin khác

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Ngăn chặn hiệu quả bằng cách nào?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Ngăn chặn hiệu quả bằng cách nào?

(NB&CL) Việc chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với hàng trăm người nhập viện, tiếp tục gióng lên hồi chuông về thực trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay…

Góc nhìn
Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sẽ được thắp sáng trong tim mỗi người

Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sẽ được thắp sáng trong tim mỗi người

(NB&CL) Trong những ngày qua, cả nước hướng về Điện Biên với hàng loạt hoạt động, sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Điểm nhấn của sự kiện trọng đại này là sáng 7/5, tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Góc nhìn
Tận tâm, tận lực, viết tiếp kỳ tích Điện Biên Phủ!

Tận tâm, tận lực, viết tiếp kỳ tích Điện Biên Phủ!

(NB&CL) Theo dõi dòng người đua vai nhau tới xem lễ diễu binh diễu hành mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sáng 7/5 hay qua những vẻ mặt háo hức, chăm chú lắng nghe, dõi theo màn ảnh nhỏ chương trình truyền hình trực tiếp đại lễ, dễ nhận thấy sự tự hào, hân hoan, xúc động dâng trào trong trái tim hàng triệu người dân Việt, đủ mọi lứa tuổi.

Góc nhìn
Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn