Dừng thí điểm, chuyển Grab, Uber sang quản lý như taxi?

Thứ hai, 01/01/2018 14:00 PM - 0 Trả lời

( CLO) Đó là quan điểm của nhiều tham luận được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thí điểm ứng dụng Khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.

Lý do được đưa ra là trong thời gian thí điểm tại TP.Hà Nội và TP.HCM, hoạt động của Grab, Uber đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực vận tải taxi, phá vỡ quy hoạch giao thông, gây thất thu hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế...

Tại Hội nghị, Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) cho rằng, Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 của Bộ GTVT cho phép triển khai thí điểm hình thức “vận tải hợp đồng điện tử” đã có sai phạm nghiêm trọng trong quá trình thẩm định, phê duyệt đề án. Vì vậy, Bộ GTVT cần xem xét huỷ bỏ Quyết định này, đồng thời thực hiện quản lý hoạt động Grab, Uber như hoạt động vận tải taxi.

Cụ thể, bản chất Grab và Uber là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, mặc dù không có hợp đồng nào được ký kết nhưng Uber, Grab vẫn được xếp vào loại hình vận tải hợp đồng. Vì vậy cần định danh lại dịch vụ vận tải Grab, Uber là dịch vụ vận tải taxi.

Trên thực tế, sử dụng dịch vụ Grab, Uber nhưng người tiêu dùng không thể tìm ra được nội dung hợp đồng vận tải nào được ký kết cho mỗi chuyến đi. Hợp đồng điện tử chỉ là phương thức giao kết chứ không phải là mô hình kinh doanh và không đúng quy định về xe hợp đồng. Vì hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư số 59/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.

Báo Công luận
ảnh  minh họa  

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô và Điều 44, Điều 45 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT thì hình thức vận tải kết nối qua phần mềm của Grab, Uber không có đủ cấu thành của một hợp đồng vận tải, nên không thể xếp vào hình thức vận tải hợp đồng.

Ngoài ra, đề án thí điểm này còn cho phép không khống chế số lượng mặc cho các địa phương đã khuyến cáo. Thế nhưng không rõ vì lý do gì đề án Grabcar được thông qua và được xếp vào loại hình xe hợp đồng. Điều này tạo một “lối mở” cho các xe ô tô tham gia thí điểm ồ ạt gia nhập thị trường vận tải taxi mà không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh của vận tải taxi.

Trong quá trình thí điểm, Hà Nội và TP.HCM liên tục khuyến cáo tình trạng gia tăng số lượng xe, gây ùn tắc giao thông và tình trạng không kiểm soát được các phương tiện vận tải. Tuy nhiên, các kiến nghị này lại không được lưu tâm. Trong khi đó, Grab, Uber liên tục thực hiện các chương trình khuyến mại, thưởng tài xế để chiêu mộ lái xe. Hai hãng này còn kết nối ngân hàng giúp lái xe vay tới 90% giá trị xe. Kết quả là trong một thời gian ngắn, số lượng xe ô tô cá nhân tăng chóng mặt, phủ kín đường, vượt mặt số lượng taxi truyền thống vẫn đang bị giới hạn theo quy hoạch.

Bên cạnh đó, nhiều hợp tác xã “giấy’ hình thành để đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải. Hình thành một đội ngũ lái xe không được đào tạo, không được quản lý giám sát, không được bảo hiểm, nguy cơ cho cả lái xe và hành khách

Chỉ trong 2 năm, hàng loạt hợp tác xã được dựng lên để hợp thức hóa yêu cầu này. Hợp tác xã vận tải lớn mạnh cả về số lượng xã viên, số lượng phương tiện. Điển hình có hàng loạt hợp tác vận tải tại Tp. Hồ Chí Minh có số lượng xã viên lên tới 4.000 – 5.000 mỗi hợp tác xã. Điều đáng nói, các hợp tác xã này không hề quản lý phương tiện, xã viên, mà chỉ cung cấp “dịch vụ” giấy tờ. Các xã viên sau khi nộp một khoản phí hàng năm thì được cấp phù hiệu xe hợp đồng để chạy xe Uber, Grab. Hợp tác xã không quản lý nhân thân, hành trình phục vụ khách hàng, nghĩa vụ thuế, bảo hiểm của lái xe. Các xã viên là lái xe cũng không có quan hệ gì với hợp tác xã, không có bất cứ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi gì với hợp tác xã.

Đó là chưa nói, theo kết quả thanh tra thuế, Bộ Tài chính cho biết công ty TNHH Grabtaxi được Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp phép thành lập từ năm 2014. Sau 5 lần điều chỉnh giấy phép kinh doanh, hiện nay, Grabtaxi có vốn điều lệ 20 tỷ đồng có hai thành viên góp vốn là Grab Inc thuộc quốc đảo Caymand chiếm 49% vốn góp và ông Nguyễn Tuấn Anh chiếm 51% vốn góp. Như vậy vấn đề đặt ra là tại sao Grab taxi - một doanh nghiệp kinh doanh một dịch vụ lại có 2 Công ty, hai mã số thuế, hai kiểu hoạch toán thuế nhưng đều do ông Nguyễn Tuấn Anh làm Chủ tịch hội đồng thành viên và ông Lim Yen Hock làm giám đốc?

Tổng cục thuế cho biết, số thuế Grabtaxi nộp trong kỳ kinh doanh 2014-2016 là 9,5 tỷ đồng, bằng 1/130 số thuế Vinasun nộp trong cùng thời gian (1.200 tỷ đồng). Như vậy vì sao kinh doanh cùng một thị trường, phục vụ cùng một đối tượng khách hàng, lại có số xe nhiều gấp 6 lần hãng Vinasun nhưng Grab lại nộp thuế thấp hơn Vinasun đến 130 lần?

Trong công văn số 15467/BTC-TCT ngày 15/11/2017, Bộ Tài chính nhận định Grabtaxi có dấu hiệu rủi ro thuế cao, buộc phải đưa vào diện kiểm soát thuế trọng điểm.

Cùng đó, Cục thuế Hà Nội cũng đã có công văn số 78551 ngày 4/12/2017 công khai phần doanh thu của 197 hợp tác xã vận tải được chia từ dịch vụ Grabcar. Nhiều đối tác của Grabtaxi là hợp tác xã vận tải, lái xe đã không thực hiện nghĩa vụ thuế trong nhiều năm. Trong quyết định thanh tra thuế của Cục thuế TP.HCM, Uber cũng bị yêu cầu truy thu 66,68 tỷ tiền thuế.

Cũng tại hội nghị, nhiều vấn đề phát sinh mới như tình trạng phù hiệu giả, mua bán đăng ký tài khoản Uber, Grab, bảo mật thông tin khách hàng... cũng đã được đưa ra và đề nghị xử lý.

Như vậy là sau một thời gian thí điểm, với thực tiễn tại Việt nam thì hai công ty Grab, Uber chính là loại hình hoạt động vận tải taxi không sở hữu phương tiện. Việc đưa Uber, Grab về đúng bản chất loại hình dịch vụ sẽ đem lại bình đẳng trong kinh doanh, bảo vệ tốt quyền lợi khách hàng, người lao động và nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Thanh Hải

Tin khác

Gia Lai: Hành khách kể lại giây phút va chạm thót tim trong vụ tai nạn giữa 2 xe khách

Gia Lai: Hành khách kể lại giây phút va chạm thót tim trong vụ tai nạn giữa 2 xe khách

(CLO) Hàng chục hành khách trên 2 xe ô tô khách vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ tai nạn. Sau cú va chạm xảy ra, kính xe vỡ tung tóe khiến nhiều người bị thương và mắc kẹt trong xe.

Giao thông
Vụ tai nạn giữa 2 xe khách khiến 18 người thương vong ở Gia Lai: Một xe khách chạy 86km/h khi qua ngã tư

Vụ tai nạn giữa 2 xe khách khiến 18 người thương vong ở Gia Lai: Một xe khách chạy 86km/h khi qua ngã tư

(CLO) Cơ quan chức năng xác định, xe khách BKS 51B-294.89 chạy với tốc độ 86km/h khi qua ngã tư đường tránh Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).

Giao thông
Gia Lai: Hiện trường vụ tai nạn giữa 2 xe khách, khiến 18 người thương vong

Gia Lai: Hiện trường vụ tai nạn giữa 2 xe khách, khiến 18 người thương vong

(CLO) Tại hiện trường, cột đèn tín hiệu giao thông bị tông gãy, dải phân cách cứng ở nút giao thông cung bị tông vỡ vụn. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 17 người bị thương.

Giao thông
Kiểm tra toàn diện các tuyến vận tải thủy nội địa, vận tải khách từ bờ ra đảo

Kiểm tra toàn diện các tuyến vận tải thủy nội địa, vận tải khách từ bờ ra đảo

(CLO) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy nội địa và hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu các cơ quan, đơn vị kiểm tra rà soát toàn diện trên các tuyến vận tải thủy nội địa, tuyến vận tải khách từ bờ ra đảo.

Giao thông
Chi tiết các trạm dừng nghỉ phục vụ người dân trên cao tốc Bắc - Nam

Chi tiết các trạm dừng nghỉ phục vụ người dân trên cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam Nguyễn Quang Giang, hiện Cục đang chỉ đạo và phối hợp các cơ quan, đơn vị rà soát để triển khai đầu tư bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tầng trên tuyến cao tốc đã và đang triển khai đầu tư.

Giao thông