EVFTA giúp Việt Nam nhập khẩu được công nghệ giày dép tốt nhất

Thứ năm, 25/07/2019 08:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), EVFTA sẽ giúp Việt Nam nhập khẩu được công nghệ và nguyên phụ liệu giày dép tốt từ các nước có nền sản xuất giày dép phát triển như Đức, Italia.

Ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các FTA thế hệ mới mang lại (Ảnh minh họa)

Ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các FTA thế hệ mới mang lại (Ảnh minh họa)

Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, trong EVFTA, EU cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực cho 37% số dòng thuế ngành giày dép, gồm các loại giày chống thấm cao su - nhựa; dép lê, dép đi trong nhà; nguyên phụ liệu ngành giày dép... Số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 - 7 năm.

Trong lộ trình này, phần lớn là các loại giày dép Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang EU. Hiện tại, nhóm này đang được hưởng mức thuế ưu đãi trung bình là 3-4% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Khi EVFTA có hiệu lực, GSP sẽ tự động chấm dứt, các mức thuế nhập khẩu đối với giày dép sẽ giảm dần đều xuống 0% tính từ mức MFN (thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường) khoảng 12,4% theo lộ trình 3 - 7 năm. Có nghĩa, trong vài năm đầu thực thi EVFTA, phần lớn các sản phẩm giày da sẽ không được hưởng lợi từ EVFTA, thậm chí chịu thuế cao hơn (do mức thuế giảm dần đều từ mức 12,4% - cao hơn mức 3-4% theo GSP).

Chia sẻ về những cơ hội từ EVFTA, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng, Hiệp định này sẽ giúp Việt Nam nhập khẩu được công nghệ giày dép tốt từ các nước có nền sản xuất giày dép phát triển như Đức, Italia. Đồng thời, nhập khẩu được nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm giày dép ở phân khúc trung và cao cấp.

Một vấn đề nữa, khác với dệt may yêu cầu quy tắc xuất xứ từ vải trở đi, thì theo bà Xuân, với da giày lại không quá khó khăn. Bởi ngành da giày Việt Nam từ trước đến nay vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi GSP do phí EU dành cho các nước có nền kinh tế đang phát triển như doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp da giày đã phải đáp ứng các quy tắc xuất xứ này từ trước khi đàm phán EVFTA. Nên quy tắc xuất xứ này gần như không thay đổi, đây là thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp da giày doanh nghiệp hiện nay.

Nhưng điều đáng lo ngại, bà Xuân cho rằng, đối với các FTA thế hệ mới như EVFTA, một thách thức xảy ra là gian lận thương mại. Vì được hưởng những lợi ích hấp dẫn nên khả năng gian lận thương mại và làm giả quy tắc xuất xứ hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này không chỉ gây tổn hại đến một doanh nghiệp làm sai mà tổn hại đến cả cộng đồng doanh nghiệp trong ngành. Đồng nghĩa với việc nếu một doanh nghiệp làm giả quy tắc xuất xứ thì EU có thể áp đặt gian lận thương mại cho cả ngành công nghiệp. Đây là một thách thức lớn.

Một thách thức nữa, theo ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các FTA thế hệ mới mang lại, song để tận dụng được, ngành này cần giải quyết các điểm nghẽn đang gặp phải hiện nay mà vấn đề về thương hiệu là cần quan tâm nhất. Hiện da giày Việt Nam đa số làm gia công nên sản phẩm xuất khẩu chưa mang thương hiệu của doanh nghiệp Việt.

Hơn nữa, đại diện Lefaso cho rằng, ngành da giày Việt Nam vẫn bị đánh giá yếu về mặt thiết kế cũng như tiếp cận thị trường. Ngoài ra là việc phải tuân thủ các tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật rất khắt khe. Đạo luật REACH (kiểm soát hóa chất tồn dư trên sản phẩm) đang là khó khăn nhất với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU và luôn luôn cập nhật yêu cầu mới, nếu không đơn hàng sẽ bị loại bỏ...

Tuy nhiên, bà Xuân hy vọng, khi EVFTA được thực thi, sẽ giúp ngành da giày Việt Nam phát triển mạnh hơn, khắc phục được những điểm yếu cố hữu.

Bên cạnh đó, vẫn cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ giúp ngành da giày hội nhập tốt hơn. Như hỗ trợ cung cấp thông tin, cần đa dạng hóa các kênh thông tin để doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất.

Nhật Phương

Tin khác

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

(CLO) Ukraine và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương, đặt nền tảng cho việc tăng cường đầu tư và thương mại giữa hai nước, theo Bộ Kinh tế Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

(CLO) Là đơn vị tiên phong trong sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp tại Gia Lai, nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp Vĩnh Phát đang sản xuất, bán ra thị trường nhiều chủng loại, kích thước, vân gỗ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Thị trường - Doanh nghiệp