Festival Áo dài Hà Nội 2016: Tinh hoa Áo dài Việt Nam

Thứ sáu, 07/10/2016 18:29 PM - 0 Trả lời

Từ ngày 14/10 đến 16/10, Festival Áo dài Hà Nội 2016 sẽ được trình diễn tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội số 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, báo Dân Trí, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hà Nội và Công ty TNHH Vietmode phối hợp tổ chức.

(CLO) Từ ngày 14/10 đến 16/10, Festival Áo dài Hà Nội 2016 sẽ được trình diễn tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội số 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, báo Dân Trí, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hà Nội và Công ty TNHH Vietmode phối hợp tổ chức.

[caption id="attachment_125737" align="aligncenter" width="517"](Festival Áo dài Hà Nội 2016 sẽ diễn ra từ 14/10 đến 16/10. Ảnh minh họa) (Festival Áo dài Hà Nội 2016 sẽ diễn ra từ 14/10 đến 16/10. Ảnh minh họa)[/caption]

Với chủ đề “Tinh hoa áo dài Việt Nam”, Festival Áo dài Hà Nội sẽ tái hiện trong 38 gian hàng trưng bày bộ sưu tập trang phục áo dài xưa độc đáo, trưng bày nguyên vật liệu, khung dệt và vải của làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), dệt lanh của người Mông (Hà Giang), dệt Zèng của người Tà Ôi (A Lưới, TT-Huế); giới thiệu thông tin bằng hình ảnh và tư liệu về quá trình phát triển của áo dài Việt Nam...

Hoạt động Festival Áo dài Hà Nội năm 2016 được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam qua tà áo dài với sự tham gia của nhiều nhà Thiết kế Thời trang, nghệ nhân, nghệ sĩ và những người yêu Hà Nội, tâm huyết với Thủ đô, dành công sức, trí tuệ để giới thiệu với nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, những nét đẹp tài hoa của con người Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến, của dân tộc Việt Nam.

Ông Đỗ Đình Hồng – Thành ủy viên, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, chương trình mong muốn được kể về cuộc đời áo dài – từ nguyên liệu thô tới những tác phẩm hoàn thiện thông qua Festival Áo dài  Hà Nội. Những bộ sưu tập của các nhà thiết kế, quy trình thực hiện áo dài được hiện diện ở mọi miền đất nước. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang và du lịch của Hà Nội giao lưu, giới thiệu, hợp tác, ký kết phát triển sản phẩm du lịch.

Theo số liệu của Ban Tổ chức, Festival Áo dài Hà Nội lần này đã đón nhận bộ sưu tập của 32 nhà thiết kế đến từ 3 miền Bắc – Trung – Nam. Tà áo dài truyền thống là câu chuyện kể không bao giờ chấm dứt bởi giá trị lịch sử của chiếc áo dài đã tạo ra những giá trị tiếp nối cho thời đại, đồng thời góp phần trong việc xây dựng và tạo ra những giá trị mới, tinh thần mới cho áo dài Việt Nam. Ông Đỗ Đình Hồng chia sẻ, Festival Áo dài Hà Nội năm 2016 là dịp hội tụ của các nhà thiết kế, nhưng sau Festival đó là mong muốn tạo ra sự dẫn dắt tới nhiều điểm đến của Tổ quốc thông qua thời trang của từng miền đó.

Lễ khai mạc Festival Áo dài Hà Nội 2016 với chủ đề “Tinh hoa Áo dài Việt Nam” sẽ được truyền hình trực tiếp từ Quảng trường Đoan Môn – Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội vào 20h15 ngày 14/10 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Bích Việt

 

Tin khác

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa
Mường Phăng xưa và nay

Mường Phăng xưa và nay

(NB&CL) Trong đời làm báo, ai cũng coi những vùng đất lịch sử, cách mạng, văn hóa hằn sâu trong tâm trí. Với tôi, đó là Mường Phăng, một cánh rừng nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên 12 km theo đường chim bay, nơi đặt trụ sở của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, mà người đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người được Bác Hồ giao nhiệm vụ là “tướng quân tại ngoại” quyết định toàn bộ các hoạt động của chiến dịch trong 56 ngày đêm ròng rã để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng nhất trí lựa chọn biểu tượng thành phố

Hải Phòng nhất trí lựa chọn biểu tượng thành phố

(CLO) Ngày 16/5, thông tin từ UBND TP Hải Phòng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy nhất trí cao đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025 và lựa chọn biểu tượng NTM 787 bản gốc là biểu tượng thành phố.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật Liên hoan tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội

Đặc sắc chương trình nghệ thuật Liên hoan tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội

(CLO) Tối 15/5, tại không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội tổ chức "Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội" năm 2024.

Đời sống văn hóa
Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S’tiêng ở Bình Phước đã tạo cho mình bản sắc văn hóa độc đáo, đặc sắc, trong đó có nghề đan gùi và nghề dệt thổ cẩm.

Đời sống văn hóa