Festival Huế 2018: Vì một thành phố Festival đặc trưng trong tương lai

Thứ năm, 03/05/2018 15:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản” đã chính thức khép lại. Sau 6 ngày diễn ra, Festival Huế lần 10 đã quy tụ nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa tiêu biểu của Việt Nam và thế giới, là cơ hội để quảng bá Huế, thành phố văn hóa, thành phố di sản, thành phố Festival, thành phố du lịch đặc trưng của Việt Nam.

Sáng ngày 3/5, Ban tổ chức Festival Huế 2018 đã tổ chức buổi họp báo “Bế mạc Festival lần thứ 10” để thông báo những kết quả đạt được và những vấn đề cần được khắc phục sau 6 ngày đêm diễn ra lễ hội.

Báo Công luận
Họp báo Bế mạc Festival Huế lần thứ 10. 

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2018 nhấn mạnh, Festival Huế lần thứ 10 này là dịp để giới thiệu với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế tinh hoa văn hóa nghệ thuật truyền thống và cung đình Huế, các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao đến từ 19 quốc gia trên thế giới, cùng của nước chủ nhà Việt Nam. Qua các kỳ tổ chức, Festival Huế không chỉ đem lại cho Thừa Thiên Huế một diện mạo mới, sức sống mới, khẳng định vị thế là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của cả nước mà còn tăng cường mối giao lưu văn hóa, tình đoàn kết cộng đồng và quốc tế cùng nhau hướng tới mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Festival Huế 2018 có sự hiện diện của gần 1.400 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp (trong đó có 388 nghệ sĩ của 24 đoàn nghệ thuật quốc tế, gần 1.000 diễn viên, nghệ sĩ, ca sĩ trong nước) và hàng ngàn nghệ sĩ, diễn viên quần chúng tham gia các hoạt động khác tại Festival Huế. Tất cả đã đem lại sự phong phú, đa dạng, có sức cuốn hút cao của các chương trình nghệ thuật, tạo nên tầm vóc của một lễ hội quốc gia mang tính quốc tế, một lễ hội văn hóa lớn có khả năng hội tụ và lan tỏa trong xu thế chủ động hội nhập và tăng cường giao lưu văn hóa. Có 38 chương trình nghệ thuật tiêu biểu (80 suất diễn) với các lễ hội đầy màu sắc và gần 50 hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng đã diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm tại 17 sân khấu và điểm diễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Báo Công luận
Đây là kỳ Festival có số lượng nghệ sĩ Việt Nam tham dự nhiều nhất từ trước đến nay. 

Nhiều chương trình, lễ hội chính đã thu hút hàng chục ngàn khán giả như:  chương trình khai mạc, bế mạc; chương trình nghệ thuật “Văn hiến Kinh kỳ”; Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”; chương trình nghệ thuật “Âm vọng Sông Hương”; chương trình nghệ thuật “Tỏa sáng niềm tin”; chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn; chương trình Áo dài “Huế vàng son”; Liên hoan Hát Văn, Hát Chầu Văn toàn quốc… cũng như các sân khấu biểu diễn hàng đêm tại khu vực Đại Nội và Cung An Định hay các sân khấu cộng đồng trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, các hoạt động hưởng ứng tại Festival Huế cũng thu hút số lượng lớn khán giả tham gia như “Chợ quê ngày hội” có khoảng 220 nghìn lượt; Hội chợ Thương mại quốc tế với trên 100 nghìn lượt; “Hương xưa làng cổ” với trên 10 nghìn lượt; Liên hoan ẩm thực quốc tế có trên 300 nghìn lượt; Lễ hội “Sắc màu tuổi thơ” với 5 nghìn lượt. Festival Huế 2018 đã thu hút gần 1,2 triệu lượt người tham dự.

Báo Công luận
 Lễ hội đường phố được rất nhiều người dân tham gia.

Với một kỳ Festival rực rỡ sắc màu, khắc họa đậm nét một vùng di sản, tạo không khí tưng bừng, sôi động cho mảnh đất Cố đô Huế vốn được biết đến với nhịp sống yên bình, trầm mặc. Cũng thông qua các hoạt động của Festival Huế lần này, mục đích cuối cùng mà BTC hướng đến chính là việc tôn vinh các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc, là nơi giao lưu của các vùng miền văn hóa đặc sắc trên thế giới. Festival Huế đem lại cho Thừa Thiên Huế một diện mạo mới, sức sống mới, khẳng định vị thế là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Hữu Tin

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa