Gần 35% nhà thầu quan niệm chi “hoa hồng” là “luật bất thành văn”

Thứ bảy, 18/06/2022 17:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là thông tin được nhóm chuyên gia của VCCI - UNDP đưa ra tại báo cáo mới đây liên quan đến các vấn đề nổi cộm trong hoạt động đấu thầu, đặc biệt là các gói thầu sử dụng ngân sách nhà nước.

Chi “hoa hồng” là “luật bất thành văn”

Theo báo cáo nghiên cứu khảo sát về những vấn đề tồn tại, khó khăn và vướng mắc đối với doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu công tại địa phương - kết quả của dự án hợp tác giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), sử dụng dữ liệu điều tra với các câu hỏi được lồng ghép vào khảo sát chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021. Nhóm chuyên gia VCCI-UNDP cho biết, vấn đề gây "nhức nhối" nhất trong hoạt động đấu thầu mua sắm công, đó là việc không ít doanh nghiệp buộc phải bỏ ra khoản tiền lớn là chi phí ngoài quy định, hay còn gọi là "hoa hồng" nhằm thông đồng, cấu kết, dàn xếp hoạt động đấu thầu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thắng thầu.

gan 35 nha thau quan niem chi hoa hong la luat bat thanh van hinh 1

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia VCCI-UNDP, gần 35% doanh nghiệp tham gia khảo sát quan niệm rằng việc chi trả "hoa hồng" để có thể trúng thầu là một yêu cầu bắt buộc. Ảnh minh họa

Đây là hiện tượng rất nguy hại, làm mất đi tính cạnh tranh công bằng, khiến hoạt động đấu thầu không còn minh bạch, là nguyên nhân chính khiến các cán bộ tha hóa phải xộ khám.

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia VCCI-UNDP, trong năm 2021, gần 35% doanh nghiệp tham gia khảo sát quan niệm rằng việc chi trả "hoa hồng" để có thể trúng thầu là một yêu cầu bắt buộc, là “luật bất thành văn". Nói cách khác, cứ khoảng 3 nhà thầu thì có 1 nhà thầu sẵn sàng bỏ số tiền lớn để bảo đảm trúng thầu.

Một doanh nghiệp tham gia đấu thầu đã trả lời khảo sát cho biết, doanh nghiệp phải chi trả các khoản chi phí này để các bước chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu được trơn tru hơn.

Có những trường hợp doanh nghiệp từ chối không chi trả các khoản chi phí này khiến cho tiến độ hoàn thành hồ sơ bị chậm trễ, không nộp được hồ sơ dự thầu gây tổn thất lớn hơn khoản chi trả này. Không chỉ vậy, tình trạng “hoạnh họe” của cơ quan liên quan cũng gây ảnh hưởng tới dự án, không chi không được.

Mức độ phổ biến của chi phí ngoài quy định đã đến mức báo động

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nghiên cứu cũng rất quan tâm và chỉ ra trong lĩnh vực y tế, tỷ lệ doanh nghiệp đã tham gia các gói thầu của cơ sở y tế đồng ý chi trả "hoa hồng" là khá cao. Trong đó có đến 50% doanh nghiệp thuộc nhóm cung cấp trang thiết bị y tế, 38% thuộc nhóm doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị vật tư phòng chống dịch và 33% thuộc nhóm dược phẩm.

Với các loại hàng hóa, dịch vụ khác, tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng chi trả chi phí ngoài quy định cũng lên tới 39%.

Một câu hỏi đặt ra là việc chi trả "hoa hồng" thường do bên nào chủ động? Từ phía doanh nghiệp, hay các cán bộ phụ trách đấu thầu của bên mời thầu, chủ đầu tư? Theo khảo sát của VCCI-UNDP, trong năm 2021, tỷ lệ doanh nghiệp chủ động tự đưa "hoa hồng" để dàn xếp việc đấu thầu lên tới 25,2% (số liệu chung tất cả doanh nghiệp) và 32,8% (nếu chỉ tính riêng doanh nghiệp tham gia đấu thầu gói thầu của cơ sở y tế).

Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp gặp tình huống cán bộ phụ trách đấu thầu của bên mời thầu, chủ đầu tư gợi ý lần lượt là 10,3% (tất cả doanh nghiệp) và 21,3% (ở gói thầu của cơ sở y tế).

Tóm lại, tỷ lệ này càng cao cho thấy mức độ phổ biến của chi phí ngoài quy định càng lớn và đã đến mức báo động khi hành vi này được xem là điều đương nhiên, là một phần tất yếu “không cần phải nói mà ai cũng hiểu” trong công việc.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong mua sắm đấu thầu công

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường trực, Phó Tổng Thư ký VCCI, những khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp nhiều nhất bao gồm thời gian chuẩn bị (nộp) hồ sơ dự thầu quá ngắn, thư mời thầu không công bố rộng rãi, điều kiện thực hiện hợp đồng quá khó, tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu khó bất thường, tiêu chí phụ không thỏa đáng, khó/không mua được hồ sơ mời thầu.

Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn còn e dè khi kiến nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan. Một trong những nguyên nhân chủ yếu tại sao doanh nghiệp lựa chọn giải pháp không kiến nghị xem xét lại khi có vướng mắc là họ e ngại thủ tục kiến nghị phức tạp.

Các lý do khác được doanh nghiệp đưa ra bao gồm chi phí và công sức kiến nghị tốn kém so với lợi ích thu lại, lo ngại bị đối xử bất công trong tương lai, chưa tin tưởng vào việc giải quyết kiến nghị của bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền và xử lý tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước.

Đặc biệt, báo cáo cũng khuyến nghị cần sửa đổi Luật Đấu thầu theo hướng tăng cường tính công khai và minh bạch trong mua sắm đấu thầu công thông qua tăng cường sử dụng các biểu mẫu đấu thầu công mang tính cạnh tranh và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng kết hợp với việc tối ưu hóa sử dụng công nghệ cao (hệ thống đấu thầu công điện tử) trong hoạt động tổ chức và quản lý đấu thầu.

Đồng thời, cần tăng cường giám sát mua sắm đấu thầu công thông qua nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức công mời thầu mua sắm, đầu thầu công, cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, cơ quan chức năng ở địa phương cần tập trung vào chất lượng giải quyết các vấn đề và kiến nghị của doanh nghiệp tham gia đấu thầu thông qua việc xây dựng các cơ chế độc lập.

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Quản lý khách hàng, nguồn hàng dễ dàng hơn nhờ ứng dụng Meey CRM

Quản lý khách hàng, nguồn hàng dễ dàng hơn nhờ ứng dụng Meey CRM

(CLO) Ngày 16/05/2024, Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Nirva – Land (Nirva – Land) trong việc cung cấp giải pháp công nghệ bất động sản Meey CRM.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tỷ phú Mỹ muốn mua lại ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ muốn mua lại ứng dụng TikTok

(CLO) Tỷ phú bất động sản người Mỹ Frank McCourt tiết lộ rằng ông có kế hoạch xây dựng một tập đoàn để mua lại hoạt động kinh doanh của ứng dụng mạng xã hội TikTok tại Mỹ từ chủ sở hữu Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du khách Trung Quốc tới Nga tăng mạnh

Du khách Trung Quốc tới Nga tăng mạnh

(CLO) Theo Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Nga (ATOR), Nga đã chứng kiến sự gia tăng du lịch nước ngoài trong quý đầu tiên của năm 2024, với gần 219.000 lượt khách được ghi nhận. Khách du lịch Trung Quốc chiếm gần một nửa con số này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

(CLO) Lãnh đạo SJC khẳng định doanh nghiệp này không hưởng lợi trong việc vàng miếng liên tục tăng giá thời gian qua. Đối với số vàng trúng thầu thành công, doanh nghiệp sẽ thực hiện bán ra thị trường ngay lập tức nhằm đáp ứng nguồn cung cho người dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 16/5, ông Nguyễn Thành Phát, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 1, TP HCM đã thông tin về việc thí điểm cho thuê vỉa hè tại 11 tuyến đường trên địa bàn quận.

Thị trường - Doanh nghiệp