Gánh nặng chi phí và phụ phí khiến ngành Logistics Việt Nam "chậm lớn"

Thứ sáu, 27/11/2020 17:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một điểm chung mà các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp nhận định về ngành Logistics là chi phí và phụ phí không chỉ là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh mà đây cũng chính là tác nhân khiến ngành Logistics Việt Nam "chậm lớn".

Bài liên quan
Gánh nặng chi phí và phụ phí đang

Gánh nặng chi phí và phụ phí đang "đè bẹp" ngành Logistics.

Chi phí và phụ phí "đè bẹp" ngành Logistics

Tại Diễn đàn Logistics do Bộ Công Thương chủ trì ngày 26/11, đại diện một doanh nghiệp cho biết, chi phí logistics cao đang là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Trong đó, đối với chi phí kho bãi, hầu hết các công ty đều nhận định quỹ đất, giá thuê mặt bằng, quy hoạch các trung tâm Logistics còn thiếu, hoặc chưa hợp lý là một trong những nguyên nhân đóng vai trò chủ yếu dẫn đến chi phí kho bãi còn khá cao.

Cùng với đó, giá xăng dầu cao, ùn tác giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông không thuận lợi, các loại phụ phí không minh bạch, phụ phí nhiều và cao... là tác nhân "ngốn" chi phí vận tải.

“Nếu ngành logistics không được quan tâm đúng mực mà cứ để ngoài gánh nặng chi phí còn phải cõng thêm phụ phí như từ trước đến nay thì doanh nghiệp logistics lấy sức đâu mà lớn mạnh", ¹đại diện doanh nghiệp này bày tỏ quan điểm.

Đồng quan điểm, ông Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế và nội địa nhưng có tới 97% là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Vì vậy, chất lượng dịch vụ, vốn, kinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nguồn nhân lực còn hạn chế. 

Phụ phí vận tải cảng biển mà chủ tàu container nước ngoài đang thu của chủ hàng Việt Nam, thời gian thông quan hàng hóa, kiểm tra chuyên môn còn bị kéo dài; chi phí vận tải hàng hóa bằng đường bộ quá cao; tính kết nối và hạ tầng các phương tiện vận tải chưa cao; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chưa đạt yêu cầu… là các yếu tố làm tăng chi phí logistics, ông Khoa nhấn mạnh. 

Kỳ vọng EVFTA "cứu" ngành logistics 

Phát biểu tại Diễn đàn Logistics 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 1/2020 tác động đến hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Trong đó phải kể đến sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, ngưng trệ của hoạt động logistics trên toàn cầu mà cho đến nay vẫn chưa phục hồi lại được hoàn toàn.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam, việc thông qua và thực thi Hiệp định EVFTA và một số hiệp định khác đã mở ra những cơ hội phát triển cho ngành logistics. Trong đó, kỳ vọng phát triển ở hai góc độ. Một là cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực vận tải và phục vụ vận tải. Hai là cam kết trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến dung lượng thị trường dịch vụ logistics trên các góc độ quy mô do tăng nguồn cầu dịch vụ, chất lượng dịch vụ, nhu cầu mở rộng công suất, đầu tư và thực hiện dịch vụ.

Trong hai khía cạnh này, cơ hội và thách thức đều khá lớn trong bối cảnh doanh nghiệp logistics nội địa có sức cạnh tranh không cao, tư lệnh Bộ Công Thương nhận định.

Chìa khoá “mở cửa” cho Logistics Việt Nam là ứng dụng công nghệ 

Nêu quan điểm tại diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, tuy gánh nặng tuân thủ thủ tục hành chính đang từng bước được gỡ bỏ nhưng dư địa để cải thiện vẫn còn rất nhiều. Đặc biệt, các hoạt động kiểm tra chuyên ngành còn khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian để tuân thủ.

Theo thống kê của công ty nghiên cứu Armstrong & Associates (Hoa Kỳ), chi phí dịch vụ logistic tại Việt Nam tương đương 20,9% GDP, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, cao gần gấp hai lần so với các nước phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu là 14%. Trong chi phí logistic tại Việt Nam, chi phí vận tải quá cao, tương đương 30-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỉ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hoá của các doanh nghiệp.

"Để ngành logistic của Việt Nam phát triển, cần ứng dụng công nghệ tốt hơn trong hoạt động logistic. Đây là chìa khoá để các doanh nghiệp Việt giảm các chi phí vận hành, nâng cao năng lực cạnh tranh và bức phá trong thời kỳ hội nhập", Chủ tịch VCCI đánh giá.

Sẽ cắt giảm ngay những thủ tục không cần thiết 

Trước thực trạng này, tại Diễn đàn Logistics 2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính phủ đã đề ra những yêu cầu rất cụ thể đối với ngành dịch vụ quan trọng này, theo đó “mục tiêu là tăng trưởng của các ngành dịch vụ logistics đạt 15 - 20%/năm, chiếm tỷ trọng 8 - 10% GDP; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50 - 60%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 - 20% GDP”.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh, để thực hiện định hướng và mục tiêu trên thì các bộ, ngành và địa phương phải có chương trình cụ thể. Trong đó, Bộ GTVT, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương tiếp thu ý kiến, khẩn trương giải quyết kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp vận tải, logistics, cắt giảm ngay những thủ tục không cần thiết.   

 Ngọc An

Tin khác

Nhóm trái chủ nước ngoài đang đòi nợ Ukraine

Nhóm trái chủ nước ngoài đang đòi nợ Ukraine

(CLO) Tờ Wall Street Journal đưa tin một nhóm trái chủ nước ngoài đã thực hiện các bước để buộc Ukraine bắt đầu trả nợ ngay trong năm tới. Nếu thành công, Kiev có thể tiêu tốn 500 triệu USD mỗi năm chỉ tính riêng tiền lãi.

Thị trường - Doanh nghiệp
TKV: Trong tháng 4, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch điều hành

TKV: Trong tháng 4, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch điều hành

(CLO) Theo Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong tháng 4/2024, các chỉ tiêu cơ bản về sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn này và các đơn vị thành viên đều đạt và vượt kế hoạch điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tai nạn bất ngờ do thiên tai gần khu vực thi công đường dây 500 KV mạch 3

Tai nạn bất ngờ do thiên tai gần khu vực thi công đường dây 500 KV mạch 3

(CLO) Vào lúc 13h30 ngày 6/5, đã xảy ra trận mưa giông lớn dẫn đến lũ quét tại khu vực phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là khu vực gần vị trí 28 của dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quảng Trạch – Quỳnh Lưu đang triển khai thi công.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chủ tịch châu Âu: Trung Quốc gây ra tình trạng phi công nghiệp hóa ở EU

Chủ tịch châu Âu: Trung Quốc gây ra tình trạng phi công nghiệp hóa ở EU

(CLO) Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen dự định thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về các chính sách mà bà cho rằng gây ra mối đe dọa phi công nghiệp hóa trong khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp