Gạo Việt Nam sẽ vẫn giữ vị trí số 1 tại Philippines

Thứ năm, 29/02/2024 18:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhận định của Bộ Công Thương, gạo Việt Nam sẽ vẫn giữ vị trí số 1 tại Philippines và dư địa cũng như cơ hội vẫn còn để doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta tiếp tục khai thác mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Gạo Việt Nam được đón nhận tại Philippines, Indonesia và Trung Quốc

Tại Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài diễn ra vào ngày 29/2, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, hiện tượng thời tiết El Nino, xung đột địa chính trị và việc ban hành các lệnh cấm xuất khẩu gạo đột ngột của Ấn Độ là những nguyên nhân chính định hình thị trường thương mại gạo thế giới năm 2023.

gao viet nam se van giu vi tri so 1 tai philippines hinh 1

Gạo Việt Nam được đón nhận tại Philippines, Indonesia và Trung Quốc. (Ảnh: ST)

Hầu hết các nước nhập khẩu lẫn xuất khẩu gạo lớn trong năm 2023 đều tập trung mối quan tâm cho vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Sản lượng tại một số nước sụt giảm do điều kiện thời tiết nắng nóng, áp lực lạm phát giá lương thực giữa bối cảnh kinh tế suy thoái, tâm lý khan hiếm nguồn cung và căng thẳng địa chính trị leo thang tác động đến thị trường ngoại hối và chuỗi cung ứng toàn cầu là những tiêu điểm được ghi nhận và cũng là nhân tố chính đẩy giá gạo thế giới tăng liên tục trong suốt một năm qua, có thời điểm lên cao nhất trong 15 năm.

Xuất khẩu gạo của các nguồn cung lớn như Thái Lan đã tăng mạnh trong khi Pakistan và Myanmar giảm so với 2022 nhưng lại hồi phục đà xuất khẩu vào những tháng cuối năm 2023. Riêng Ấn Độ giảm do chính sách hạn chế xuất khẩu gạo – vốn được đánh giá mang yếu tố chính trị nhiều hơn.

Đối diện với nhiều thách thức nhưng 2023 vẫn là năm đại thành công của ngành lúa gạo nước ta với sản lượng xuất khẩu đạt trên 8,1 triệu tấn, trị giá 4,6 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân đạt 575 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 14,4% về số lượng và trị giá tăng 35,3%, giá bình quân tăng 88,8 USD/tấn. Đặc biệt, đây là kết quả xuất khẩu cao nhất trong lịch sử ngành lúa gạo Việt Nam kể từ khi tham gia xuất khẩu năm 1989. Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, bên cạnh Ấn Độ và Thái Lan.

Hạt gạo Việt Nam, năm qua tiếp tục được 3 thị trường chủ lực về nhập khẩu, tiêu thụ nhiều nhất đón nhận, đó là Philippines, Indonesia và Trung Quốc.

Nhận diện tình hình thương mại gạo toàn cầu trong năm 2024, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, thị trường này đang tiếp tục chịu tác động bởi nhiều yếu tố (như lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số quốc gia; Nga tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen; thời tiết không thuận lợi gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng lương thực tại nhiều nước…), gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo của các quốc gia. Cho nên, toàn bộ những sự thay đổi về chính sách, biến động về cung cầu và khuynh hướng giá cả của các quốc gia tiêu thụ gạo trên thế giới đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành gạo Việt Nam.

Để chuẩn bị cho những biến động sắp tới, Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan quản lý kinh tế đa ngành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại, công nghiệp, điều hành lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu đã xây dựng những giải pháp mang tính chiến lược, hữu dụng và phù hợp với từng kịch bản có thể xảy ra.

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các thương nhân xuất khẩu gạo. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ động đàm phán để đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, tận dụng cơ hội chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng để tăng cường tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.

gao viet nam se van giu vi tri so 1 tai philippines hinh 2

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: CT)

Đồng thời tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn, kịp thời thông tin tới các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo. Tăng cường tính linh hoạt trong tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp giữa hình thức truyền thống và trực tuyến nhằm tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các thị trường truyền thống như Indonesia, khu vực Châu Phi, Trung Quốc… 

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, phát triển chuỗi cung ứng, thông qua hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh doanh, thông tin thị trường, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế. Và, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan để nắm bắt thông tin, hỗ trợ địa phương và các thương nhân cải tiến đồng bộ chuỗi cung ứng ngành lúa gạo theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ, để đảm bảo đầu ra, nâng cao chất lượng và trị giá sản phẩm gạo.

Cũng như phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của thương nhân về các quy định tại các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Hiệp định song phương để tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan dành cho lượng hạn ngạch cho Việt Nam.

Gạo Việt Nam sẽ vẫn giữ vị trí số 1 tại Philippines

Ông Phùng Văn Thành, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Philippines thông tin: Philippines là thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành hàng gạo Việt Nam, với 85% sản lượng được nhập từ nước ta, 10% từ Thái Lan và còn lại đến từ các thị trường Ấn Độ, Bangladesh, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).

Vì là nhà cung ứng gạo quan trọng, luôn giữ vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines, nên Việt Nam có nhiều lợi thế tại quốc gia này. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam theo đó đã có quan hệ bạn hàng lâu năm với các nhà nhập khẩu gạo của Philippines, đã tạo được uy tín, lòng tin trong xuất khẩu gạo với các bạn hàng. Bên cạnh đó, gạo của Việt Nam có chất lượng, phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân Philippines, giá cả cạnh tranh; Nguồn cung gạo của Việt Nam ổn định, cả về số lượng và giá cả, có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Philippines. Việt Nam cũng tận dụng được ưu thế trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà hai bên tham gia, trong khi các đối tác ngoài Asean của Philippines không có, như Ấn Độ, Pakistan.

Ông Phùng Văn Thành dự báo, gạo Việt Nam sẽ vẫn giữ vị trí số 1 tại Philippines và dư địa cũng như cơ hội vẫn còn để doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta tiếp tục khai thác mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

gao viet nam se van giu vi tri so 1 tai philippines hinh 3

Gạo Việt Nam sẽ vẫn giữ vị trí số 1 tại Philippines. (Ảnh: CT)

Ông Thành cho biết, năm 2024 sẽ tiếp tục có nhiều biến động khó dự báo, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, việc Trung Quốc và Indonesia gia tăng nhập khẩu gạo đã tạo nhiều cơ hội hơn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, Philippines trong những năm gần đây luôn là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam, vì vậy, ông Thành đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước, bên cạnh tranh thủ những cơ hội mới ở những thị trường mới, cũng vẫn cần phải luôn quan tâm duy trì đảm bảo vị thế số 1 xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines. Bởi hiện nay, Thái Lan cũng đang tìm cách gia tăng sản lượng, thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines và cạnh tranh với gạo của Việt Nam.

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Philippines cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần tiếp tục phối hợp tốt với Bộ Công Thương, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Philippines để triển khai các chương trình xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm gạo của Việt Nam.

Cần đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu, không chỉ quá tập trung vào các sản phẩm gạo có chất lượng cao phục vụ cho người có thu nhập cao, mà còn cần khai thác tiềm năng của các loại gạo chất lượng trung bình để phục vụ cho một số lượng lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp. Cũng như chủ động tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng, tăng cường quan hệ và gìn giữ uy tín trong kinh doanh với các đối tác, bạn hàng, xây dựng các mối quan hệ bạn hàng truyền thống và bền vững.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô