GDP tăng mạnh 8,1%, Trung Quốc trên đà trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Thứ ba, 18/01/2022 13:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) GDP Trung Quốc đạt 8,1% trong năm 2021, mức tăng nhanh nhất trong gần thập kỷ và vượt xa mục tiêu trên 6% hàng năm mà Bắc Kinh đặt ra trước đó.

Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm 17/1, tổng sản phẩm quốc nội – GDP của Trung Quốc trong năm 2021 đạt 114,73 nghìn tỷ nhân dân tệ (18 nghìn tỷ USD).

gdp tang manh 81 trung quoc tren da tro thanh nen kinh te lon nhat the gioi hinh 1

GDP tăng mạnh 8,1%, Trung Quốc trên đà trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: Getty Images.

Trong năm 2021, GDP thu nhập bình quân của Trung Quốc đạt khoảng 12.551 USD, theo NBS. Con số này gần đạt mức của một “nước có thu nhập cao” và vượt xa thu nhập bình quân của thế giới.

Quy mô nền kinh tế Trung Quốc năm 2021 tăng 2.000 tỷ USD so với năm 2020, tương đương với GDP của nền kinh tế thế lớn thứ 8 thế giới là Italy vào năm 2020, theo ước tính của Global Times.

Ông Liu Xuezhi, chuyên gia kinh tế vĩ mô cấp cao của Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc, cho biết nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 tiếp tục “hồi phục nhẹ” trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19, với các chỉ số kinh tế chính hoạt động ở mức tương đối ổn định.

“Quy mô sản lượng kinh tế gia tăng trong năm 2021 cũng đạt một mức cao mới”, ông Tian Yun, cựu phó giám đốc Hiệp hội Hoạt động Kinh tế Bắc Kinh, chia sẻ. Ông ước tính rằng trong năm 2020-2021, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã đóng góp hơn 50% vào tỷ trọng của thế giới, làm nổi bật vai trò của Trung Quốc như là một “mỏ neo” giúp ổn định nền kinh tế toàn cầu.

Mức tăng trưởng mạnh đã vượt xa dự kiến của thị trường và vượt trội hơn hầu hết các nền kinh tế trong kỳ hạn 2 năm, cho thấy một quá trình phục hồi kinh tế ổn định dựa trên chiến lược “Zero-Covid” (đưa số ca mắc mới về 0 của Bắc Kinh) mặc cho hàng loạt cú sốc từ các ổ dịch bùng phát mạnh, khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản, giá tiêu dùng tăng vọt cho đến khủng hoảng năng lượng.

gdp tang manh 81 trung quoc tren da tro thanh nen kinh te lon nhat the gioi hinh 2

GDP Trung Quốc đạt 8,1% trong năm 2021, mức tăng nhanh nhất trong gần thập kỷ. Ảnh: Global Times.

Trong năm 2020, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới đạt mức tăng trưởng đương, 2,3%. Tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc giai đoạn 2020-2021 là 5,1%, dẫn đầu hầu hết các nền kinh tế thế giới. Trong quý IV/2021, GDP Trung Quốc tăng trưởng 4,0%. Ba quý trước đó ghi nhận mức tăng 18,3%, 7,9% và 4,9%.

“Tăng trưởng GDP hàng quý của Trung Quốc giảm dần trong suốt cả năm. Áp lực giảm đã lên đến đỉnh điểm vào quý III, nhưng hầu hết trở về mức bình thường trong quý IV. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế đã chạm đáy và có thể khởi đầu thuận lợi trong năm tới đây”, ông Tian dự đoán.

Trước đó, trong khi các quốc gia Đông Nam Á buộc phải đóng cửa do các đợt bùng phát dịch nặng nề, nhiều công ty đã phải chuyển các đơn đặt hàng sang sản xuất tại Trung Quốc để tận dụng việc nước này theo đuổi chính sách ‘Zero Covid’. Ngược lại, đầu tư vào sản xuất và bất động sản giảm và sự xuất hiện của nhiều ổ dịch mới đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Theo NBS, doanh số bán lẻ trong năm 2021 tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, lêm 44,08 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm 2021. Giá trị gia tăng công nghiệp tăng 9,6% và đầu tư vào tài sản cố định tăng 4,9% đạt 54,45 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Vào năm 2021, sản lượng thương mại của Trung Quốc đạt 6,05 nghìn tỷ USD, lần đầu tiên vượt ngưỡng 6 nghìn tỷ USD. Điều này góp phần hỗ trợ nền kinh tế vốn đang bị ngành bất động sản và các đợt bùng dịch mới kéo tụt.

Các đợt bùng phát Omicron tại Trung Quốc đang làm gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng. Sản xuất và vận tải hàng hóa tại nước này chịu tác động từ các biện pháp phòng chống dịch nghiêm khắc. Dù đến nay thiệt hại trong sản xuất công nghiệp và thương mại chưa lan rộng, một số nhà máy tại Tây An đã phải đóng cửa hoặc giảm công suất. Năng suất tại các cảng ở Ninh Ba, Thâm Quyến, Thiên Tân và Thượng Hải đều bị ảnh hưởng.

Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Mỹ dự kiến tăng trưởng 5,6% trong năm 2021, đồng nghĩa với việc mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2020-2021 đạt 1,05%. Trong khi đó, theo một báo cáo của Viện Khoa học Trung Quốc, GDP năm 2022 dự kiến tăng khoảng 5,5%.

“Năm nay, chính quyền được mong đợi sẽ có những động thái điều chỉnh chính sách chủ động hơn nhằm thúc đẩy nền kinh tế, nhưng sẽ không phải là các đợt kích thích ồ ạt”, ông Tian cho biết.

Trước đó, Trung Quốc được dự báo sẽ sớm vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2030, tuy nhiên cựu kinh tế trưởng của WB Justin Lin cho rằng Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu này sớm hơn dự kiến, nhanh nhất là vào năm 2028.

Hương Vũ (Theo Global Times)

Bình Luận

Tin khác

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô