Giá điện tăng, mặt bằng giá cả tăng theo

Thứ hai, 29/05/2023 09:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân khiến CPI tăng trong tháng 5.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), trong tháng 5/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,01% so với cùng kỳ năm ngoái.

GSO lý giải, giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân khiến CPI tăng trong tháng 5.

gia dien tang mat bang gia ca tang theo hinh 1

Giá điện tăng, khiến CPI tăng. Ảnh minh họa

Trong đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đang tăng giá mạnh nhất. Nhóm nhà hàng, giải trí, dịch vụ nhà hàng, ăn uống cũng có đà tăng mạnh.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%, chủ yếu tăng giá một số loại thuốc cảm cúm và vitamin do nhu cầu tăng vào thời tiết giao mùa.

Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,1% do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa hè đối với các mặt hàng mũ nón, giày dép và dịch vụ may mặc. Trong đó, giá quần áo may sẵn tăng 0,08%; mũ nón tăng 0,31%; giày dép tăng 0,11%; dịch vụ may mặc tăng 0,26% và dịch vụ giày dép tăng 0,27%.

Ở chiều ngược lại, nhóm giáo dục giảm, do ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022 để tiếp tục hỗ trợ cho người dân nên một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

Nhóm giao thông giảm 2,98%, chủ yếu do: Giá xăng trong nước giảm 7,83% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong nước vào ngày 4/5/2023, 11/5/2023 và 22/5/2023; giá nhóm phương tiện đi lại giảm 0,07%. 

Như vậy, CPI trong 5 tháng đầu năm tăng 3,55%, lạm phát cơ bản tăng 4,83% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,55%).

GSO cho biết, nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 5 tháng đầu năm 2023 giảm 15,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 8,51% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô