Giá thịt lợn giảm sâu: Người chăn nuôi khó trụ được

Thứ ba, 25/04/2017 16:03 PM - 0 Trả lời

Giá lợn hơi loại tốt (khối lượng trung bình từ 100-110kg/con) đã xuống thấp dưới 28.000 đ/kg, có nơi xuống dưới 25.000 đ/kg và chưa có dấu hiệu dừng lại. “Đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và cũng đang là giá thấp nhất thế giới. Nếu tình trạng này kéo dài thì phần lớn các hộ chăn nuôi và ngay cả những hộ trang trại lớn cũng sẽ không trụ được”- ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nhận định.

(CLO) Giá lợn hơi loại tốt (khối lượng trung bình từ 100-110kg/con) đã xuống thấp dưới 28.000 đ/kg, có nơi xuống dưới 25.000 đ/kg và chưa có dấu hiệu dừng lại. “Đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và cũng đang là giá thấp nhất thế giới. Nếu tình trạng này kéo dài thì phần lớn các hộ chăn nuôi và ngay cả những hộ trang trại lớn cũng sẽ không trụ được”- ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nhận định. Sáng ngày 24/4, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp khẩn với gần 30 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và chế biến cùng các Hiệp hội ngành hàng để tìm giải pháp “giải cứu” ngành chăn nuôi heo khi giá thịt ở Việt Nam đang rẻ nhất thế giới.
[caption id="attachment_160471" align="aligncenter" width="557"]Báo Công luận Giá thịt lợn đã giảm sâu kỷ lục, còn 25.000 đồng/kg- đang là mức thấp nhất thế giới. (Ảnh Internet)[/caption]
Nguyên nhân do đâu? Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, các chuồng nuôi hiện có xấp xỉ 30 triệu con heo, trong đó có một tỉ lệ đáng kể là heo quá lứa trọng lượng trên 100 kg/con. Giá heo đã giảm mạnh còn 1/2 so với cùng kỳ 2016, một số tỉnh thành thương lái chỉ mua giá 25.000 đồng/kg, người chăn nuôi đang lỗ nặng do giá thức ăn đang ở mức 900 đồng/kg, mà phải 4kg thức ăn mới có 1kg heo hơi. Trong khi đó, có nghịch lý là giá thịt heo bán trên thị trường vẫn ở mức rất cao: giá thịt heo tùy loại vẫn trên dưới 100.000 đồng/kg, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ thịt heo. Một trong những nguyên nhân là khâu trung gian gồm thương lái thu gom heo hơi, giết mổ, phân phối thịt heo... luôn tìm cách giảm giá mua và giữ giá bán nên góp phần tạo nghịch lý giá heo hơi thấp nhưng thịt heo bán ra vẫn cao. “Tiêu thụ vẫn theo kiểu truyền thống, đó là bán thịt tươi, tổ chức thị trường nội địa và xuất khẩu yếu kém, chưa phát triển. Xuất khẩu mới chỉ tập trung ở một số ít thị trường như Hồng Kông, Singapore, hầu hết các thị trường lớn chúng ta chưa tiếp cận được. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thịt lớn rất lớn, vậy nhưng chúng ta cũng chưa tiếp cận được thị trường này theo đường chính ngạch” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận: “Tổ chức ngành hàng chúng ta chưa tốt, trong sản xuất hiện nay, có 45% quy mô trang trại vừa và lớn, 55% vẫn ở quy mô vừa và nhỏ. Đây là nguyên nhân giá thành cao, không có điều kiện sản xuất chuỗi”. Theo ông Cường, sản xuất nhỏ tách rời tất cả các khâu, dẫn đến khi thị trường có rủi ro tạo khó khăn cho người chăn nuôi. Hiện nay mới chỉ có một số tập đoàn lớn có chế biến sâu, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành chưa đẩy mạnh khâu chế biến, đây là khâu yếu của chúng ta. Đánh giá về tình hình nguy cấp của ngành Chăn nuôi, ông Hoàng Thanh Vân cho biết, các sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sản xuất trong nước đã vượt xa sức tiêu thụ của thị trường nội địa. Trong đó đặc biệt là mặt hàng thịt lợn đang đối mặt với những bất lợi rất lớn về thị trường. Nếu tình trạng này kéo dài hầu hết các hộ chăn nuôi và ngay cả những trang trại lớn cũng khó trụ được, kéo theo nhiều hệ lụy đối với các hoạt động kinh doanh đầu vào của ngành chăn nuôi, nhất là đối với các hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Doanh nghiệp và nhà nước cùng hợp lực Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, về lâu dài phải nhanh chóng tái cơ cấu ngành chăn nuôi, thành lập Hiệp hội Chăn nuôi lợn để giám sát tình hình một cách căn cơ; đặc biệt, ngoài việc phải nhanh chóng giảm số lượng lợn thịt, ngành chăn nuôi phải giảm nhanh đàn lợn nái 4,2 triệu con hiện nay xuống 3 triệu con, nhưng sức sinh sản vẫn phải đảm bảo chất lượng, số lượng lợn giống; tổ chức lại ngành hàng sản xuất, mở rộng chăn nuôi tập trung. Chăn nuôi nông hộ phải tổ chức lại, dưới dạng tổ đội, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ… giảm đầu vào, có kế hoạch đầu ra, củng cố kỹ thuật; tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm cho thị trường. Mở rộng xuất khẩu theo đường chính ngạch, Vingroup, Dabaco… Xúc tiến xuất khẩu thịt lợn tại một số nước ASEAN, trong đó có Philippines và một số thị trường khác. Đặc biệt, cần tăng cường chế biến sâu chăn nuôi, chế biến, bảo quản thịt lợn, tuyên truyền để thay đổi thói quen dùng thịt “nóng” của người tiêu dùng sang dùng thịt “mát” (cấp đông, trữ lạnh), không để tình trạng bán tươi theo cách cổ truyền hiện nay. Chia sẻ tại cuộc họp, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết, ngay sau khi giá lợn giảm sâu, doanh nghiệp đã có động thái giảm giá con giống và thức ăn chăn nuôi. Theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng GĐ Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, để “giải cứu” thịt lợn, công ty đã tăng cường bán thịt lợn theo miếng, chế biến thành xúc xích, thuê kho cấp đông, tăng cường chế biến sâu. Tuy nhiên, một số nông dân đang cố gắng vay vốn để giữ đàn lợn để xuất khẩu. Do vậy, cần có chính sách cụ thể để người nông dân có hướng chăn nuôi. Ông Võ Anh Dũng, đại diện Công ty Nam Hà Nội, cho rằng: “Hỗ trợ tốt nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua. Chúng tôi đang hỗ trợ người chăn nuôi bằng cách mua cao hơn giá thị trường 2 giá là 23.000 đồng/kg”. Theo ông Dũng, tại tỉnh Hà Nam hiện chỉ có 1,5 triệu đồng/con lợn mà không bán được. Giá lợn Việt Nam hiện nay là rẻ nhất thế giới. “Chúng tôi cũng sẽ giảm giá bán thịt từ ngày mai, giảm giá bán thịt cho các trường học, cho nhóm công nhân… Họ vẫn được ăn thịt sạch với giá bình dân”- ông Dũng cho hay. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ghi nhận các hành động tích cực của doanh nghiệp trong thời gian qua, bên cạnh đó Bộ trưởng cũng đề nghị: Doanh nghiệp phải hạ giá thành đầu vào bằng cách rà soát lại tất cả công đoạn quản trị, rà soát lại toàn bộ quy trình, cơ cấu. “Thậm chí lúc này doanh nghiệp bán hàng không cần lấy lãi. Đây cũng là cách mà doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm chia sẻ với người chăn nuôi. Sự chia sẻ này chính là cách chúng ta nuôi dưỡng duy trì sự bền vững của ngành hàng và đối tượng phục vụ của mình”- ông Cường nhấn mạnh.

Bảo Quyên

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

(CLO) Giá chung cư tại các thị trường lớn đã ghi nhận dấu hiệu đi ngang và tiếp tục tăng trong thời gian qua. Cho thấy thị trường đã bước qua giai đoạn vùng đáy và khó có cơ hội cho những nhà đầu tư vẫn còn đang tiếp tục chờ đợi.

Bất động sản
Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô